Tranh chấp hợp đồng doanh nghiệp đang diễn ra khá phổ biến trong nền kinh tế “mở cửa” của nước ta. Những tranh chấp này ngày một gia tăng khiến cho hoạt động kinh doanh, việc sản xuất, đầu tư và doanh thu của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhằm giải quyết nhanh chóng các tranh chấp giúp doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả, chúng tôi xin hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng doanh nghiệp qua bài viết sau.

Hình ảnh về hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng doanh nghiệp hiện nay
Giải quyết tranh chấp hợp đồng trong doanh nghiệp

Tranh chấp hợp đồng doanh nghiệp là gì?

Hợp đồng doanh nghiệp hay còn gọi hợp đồng kinh doanh là một dạng cụ thể của hợp đồng dân sự. Hợp đồng kinh doanh được ký kết giữa các chủ thể kinh doanh với nhau hoặc giữa các bên liên quan để triển khai, thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Tranh chấp hợp đồng doanh nghiệp được hiểu đơn giản là những bất đồng, mâu thuẫn giữa các chủ thể phát sinh trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng đã thỏa thuận.

Bản chất của hợp đồng doanh nghiệp là sự thỏa thuận của các bên nên khi phát sinh tranh chấp, tùy vào từng tính chất vụ việc, tùy vào mối quan hệ đối tác giữa các bên, thời gian, và chi phí giải quyết tranh chấp mà các bên lựa chọn từng phương thức giải quyết cho phù hợp.

Theo quy định của nước ta hiện nay, có các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại như sau: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án.

Giải quyết tranh chấp bằng phương thức thương lượng

Đây được xem là phương thức đầu tiên trong quá trình tiến hành giải quyết tranh chấp. Điều này thể hiện việc các bên cùng ngồi lại, chủ động gặp gỡ nhau, bàn bạc về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mỗi bên mỗi bên nhằm đưa ra biệp pháp, phương hướng giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn phát sinh trong hợp đồng giữa các bên. Thương lượng được khuyến khích áp dụng để giải quyết các tranh chấp dựa trên tinh thần tôn trọng quyền thỏa thuận giữa các bên. Pháp luật hiện nay không quy định bắt buộc các bên phải tiến hành thương lượng nên tất cả các vấn đề như tổ chức thương lượng, thực hiện, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, kết quả thương lượng đều hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí giữa các chủ thể.

Ưu điểm:

  • Phương thức này không chịu sự điều chỉnh của pháp luật
  • Không bị ràng buộc bởi các quy định về thủ tục tổ chức thương lượng, thành phần tham dự, thời gian thực hiện cũng như tiết kiệm được tiền bạc
  • Tự thỏa thuận với nhau khiến các tranh chấp không phát triển mạnh thêm ra, không làm ảnh hưởng uy tín của các bên.

Nhược điểm: bởi vì phương thức thương lượng dựa trên nền tảng là sự thỏa thuận giữa các bên và không có sự điều chỉnh của quy định pháp luật nên sẽ không có sự cưỡng chế thi hành đối với kết quả thương lượng.

Hình ảnh phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng qua thương lượng
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ từ bên thứ ba được gọi là hòa giải viên. Khi tiến hành hòa giải, các bên thỏa thuận chọn ra một bên trung gian có uy tín, kinh nghiệm, trình độ, và kinh nghiệm giải quyết tranh chấp để tư vấn, đưa ra lời khuyên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên. Những ý kiến của hòa giải viên chỉ mang tính chất kham khảo nên kết quả của buổi hòa giải vẫn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các chủ thể.

Ưu điểm:

  • Là cách thức giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng, đỡ tốn kém
  • Các bên có quyền tự định đoạt, lựa chọn bất kỳ người nào làm trung gian hòa giải cũng như địa điểm, thời gian tiến hành hòa giải
  • Không bị gò bó bởi các thủ tục tố tụng
  • Không dẫn đến tình trạng đối đầu, thắng thua như quá trình kiện tụng tại tòa án, trọng tài
  • Không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên, uy tín, bí mật kinh doanh được giữ kín

Nhược điểm: đây cũng là một phương thức giải quyết tranh chấp không có sự điều chỉnh của pháp luật nên vấn đề thi hành không được đảm bảo. Hơn nữa, kết quả hòa giải vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của các bên.

Giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một hình thức giảu quyết tranh chấp không thể thiếu của nền kinh tế thị trường và ngày đang được các doanh nghiệp ưa chuộng. Khi các bên thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài, sẽ có một hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là một bên trung gian, độc lập đưa ra các phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành.

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng doanh nghiệp tại Trọng tài được tiến hành như sau:

  • Thủ tục bắt đầu tiền hành khi trọng tàu nhận được đơn khởi kiện
  • Chọn và chỉ định trọng tài viên
  • Công tác thực hiện điều tra trước khi xét xử
  • Chọn ngày xét xử
  • Kết thúc xét xử

Ưu điểm:

  • Tạo được sự linh hoạt, chủ động cho các bên, không qua nhiều cấp xét xử
  • Việc chỉ định trọng tài viên thành lập hội đồng trọng tài sẽ giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên kinh nghiệm, uy tín, có kiến thức sâu rộng về vấn đề tranh chấp
  • Nguyên tắc xét xử của trọng tào không công khai tạo điều kiện cho các bên giữa được uy tín của mình và bó mật kinh doanh
  • Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, bắt buộc thi hành với các bên nên nếu đã hết thời hạn thì hành mà có một trong các bên không thực hiện thì bên còn lại có quyền nộp đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành phán quyết của trọng tài

Nhược điểm: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đòi hỏi kinh phí tương đối cao, vụ việc kéo dài thì chi phí trọng tài cũng càng tăng theo. Việc thi hành phán quyết của trọng tài không phải mọi lúc điều thuận lợi theo đúng tiến trình. Khi không có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì trọng tài không có quyền giải quyết và hơn nữa, trọng tài xét xử một cấp duy nhất nên quyết định của trọng tài có thể không khách quan, chính xác.

Hình ảnh về giải quyết tranh chấp thông qua phán quyết trọng tài
Xem xét, lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp

Giải quyết tranh chấp bằng phương thức Tòa án

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống nhất từ trước đến nay và cũng là phương thức hiệu quả nhất. Các tranh chấp được giải quyết tại Tòa ngoại trừ khi các bên có thỏa thuận về Trọng tài.

Thủ tục cơ bản giải quyết tranh chấp bằng Tòa án:

  • Thụ lý đơn khởi kiện
  • Phân công thẩm phán phụ trách
  • Tiến hành hòa giải
  • Xét xử sơ thẩm
  • Xét xử phúc thẩm (nếu bản án bị kháng cáo)
  • Thi hành án

Ưu điểm:

  • Tòa án nhân danh nhà nước để giải quyết tranh chấp nên bản án, quyết định của Tòa án sẽ được đảm bảo thi hành bởi Cơ quan thi hành án
  • Việc giải quyết được chính xác, khách quan, công bằng cho các bên và đúng với quy định của pháp luật vì có thể sẽ trải qua rất nhiều cấp xét xử
  • Chi phí thấp hơn so với trong tài thương mại

Nhược điểm:

  • Các bên phải tuân thủ nghiêm ngặc các quy định manh tính hình thức của tố tụng
  • Tòa án xét xử công khai có thể làm ảnh hưởng đến uy tín và bí mật kinh doanh của các bên
  • Có thể diễn ra nhiều cấp xét xử nên vụ việc có thể bị kéo dài

Mỗi phương pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng doanh nghiệp trên điều có những ưu điểm và nhượng điểm khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp nào cho hợp lý cần sự linh hoạt giữa các bên và có thể dựa vào vài căn cứ sau:

  • Ưu điểm mà mỗi lợi thế mang lại cho các bên
  • Sự phù hợp của hình thức đó đối với nội dung và tính chất của tranh chấp và đặc biệt là thiện chí của các bên
  • Quy định của pháp luật với quyền lựa chọn hình thức giải quyết của các bên

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn của chúng tôi về giải quyết tranh chấp hợp đồng doanh nghiệp. Nếu Quý khách còn điều gì chưa rõ hoặc thắc mắc và muốn được tư vấn hỗ trợ pháp luật, xin hãy liên hệ ngay Công ty Luật Long Phan PMT để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Bài viết nói về: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng doanh nghiệp - Nguồn trích dẫn từ: Luật Long Phan PMT



Read More

Trong quá trình thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại, doanh nghiệp  không những đối mặt với những cạnh tranh, tranh chấp từ các đối thủ, thị trường mà còn phải đối mặt trực tiếp với những tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh từ trong chính nội bộ doanh nghiệp của mình. Những tranh chấp này có tác động không hề nhỏ và nhiều trường hợp tranh chấp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong xử lý các vấn đề này, chúng tôi xin cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp qua bài viết sau.

Hình ảnh về tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp
Tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp

Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là gì?

Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể thế nào là tranh chấp nội bộ doanh nghiệp, tuy nhiên thông qua hoạt động liệt kê các tranh chấp có tính chất, đặc điểm là tranh chấp nội bộ doanh nghiệp. Cụ thể tại Khoản 4 Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định tranh chấp nội bộ doanh nghiệp có thể là: Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức của công ty.

Tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty ví dụ như:

  • Tranh chấp ai là người đại diện theo pháp luật của công ty
  • Tranh chấp gắn liền với lợi ích của từng thành viên, cổ đông công ty,…

Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty ví dụ như:

  • Cổ đông, thành viên công ty không góp hoặc không góp đủ cho số cổ phần, số vốn đã cam kết góp
  • Góp không đủ số cổ phần, số vốn góp đã đăng ký nhưng thành viên vẫn yêu cầu được coi là cổ đông có quyền và lợi ích như ột người đã góp đầy đủ
  • Những tranh chấp phát sinh từ phương thức góp và tài sản góp vốn như: giá trị tài sản được định giá không đúng với thực tế, không chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
  • Không quy định về thời điểm hoàn tất việc chuyển nhượng phần vốn góp và tính hợp pháp của các hợp đồng chuyển nhượng
  • Tranh chấp về các quyết định được ban hành không đúng thẩm quyền, không đúng quy định pháp luật
  • Tranh chấp về tư cách cổ đông, tư cách thành viên

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ công ty

Hình ảnh về giải quyết tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp theo quy định pháp luật
Cơ sở giải quyết tranh chấp nội bộ

Khi nội bộ doanh nghiệp xảy ra tranh chấp, các bên có thể dựa vào điều lệ công ty, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông để xác định các nguyên tắc giải quyết tranh chấp. Nhằm giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng và hiệu quả thì về cơ bản cần tuân theo những nguyên tắc giải quyết tranh chấp sau:

Nguyên tắc tự định đoạt: nguyên tắc này thể hiện trước hết ở quyền tự thỏa thuận phương thức giiar quyết tranh chấp có lợi nhất và phù hợp nhất với các bên như tự thương lượng, hòa giải. Trường hợp giải quyết tranh chấp theo phương thức này không đem lại kết quả như mong muốn thì bất kỳ bên nào cũng có quyền đưa tranh chấp ra các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật: không phân biệt thành kinh tế, địa vị, số vốn, tài sản, các bên tranh chấp đều được pháp luật tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Nguyên tắc hòa giải: pháp luật khuyến khích các bên tự hòa giải, chỉ khi nào không hòa giải được mới nên nhờ đến các cơ quan tài phán giải quyết. Khi thụ lý vụ án các cơ quan tài phán cũng tiến hành các biện pháp hòa giải và công nhận hòa giải trước khi xét xử.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nhanh chóng và kịp thời, đảm bảo hạn chế quá trình sản xuất kinh doanh: hoạt động kinh doanh vốn là một chu trình khép kín nên bất kỳ ở công đoạn nào xảy ra trục trặc, gián đoạn luôn làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Giải quyết tranh chấp không được giải quyết nhanh chóng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đến sự tồn tại và phát triển bền vững của các doanh nghiệp.

Phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Hình ảnh về phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp
Giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Đối với những tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp, pháp luật vẫn ưu tiên khuyến khích các bên tự thương lượng, hòa giải với nhau. Các phương thức này không chịu sự điều chỉnh của pháp luật nên các bên không bị ràng buộc bởi các quy định về thủ tục, phương thức tiến hành, thời gian,…Đồng thời tự thương lượng, thỏa thuận với nhau giúp cho tranh chấp không bị phát triển mạnh thêm, không làm ảnh hưởng đến uy tín của các bên.

Khi hòa giải, thương lượng không thành thì các bên thường chọn Trọng tài để giải quyết các tranh chấp nội bộ doanh nghiệp. Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, bắt buộc thi hành với các bên nên nếu đã hết thời hạn thì hành mà có một trong các bên không thực hiện thì bên còn lại có quyền nộp đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành phán quyết của trọng tài.

Đối với việc khởi kiện ra Tòa án là lựa chọn cuối cùng khi tất cả các phương án trên điều không hiệu quả. Khi chọn giải quyết tranh chấp tại Tòa án, các bên phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về hình thức, về thẩm quyền của Tòa án, thủ tục, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Tuy nhiên, Tòa án xét xử công khai, trừ những trường hợp khác theo quy định của pháp luật nên đây là một điểm khá bất lợi cho các bên tranh chấp khi những bí mật kinh doanh có khả năng bị tiết lộ, uy tín bị giảm sút.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015, những tranh chấp nội bộ doanh nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp Tỉnh. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp, bên có quyền lợi bị ảnh hưởng có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là pháp nhân.

Trên đây là toàn bộ dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp, trường hợp các bạn muốn được hỗ trợ pháp lý trong giải quyết tranh chấp, hãy liên hệ ngay Công ty Luật TNHH MTV Long Phan PMT để được hỗ trợ tư vấn và tham gia tố tụng tại Tòa án.

Bài viết nói về: Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp - Nguồn trích dẫn từ: Luật Long Phan PMT



Read More

Tài sản trí tuệ được hiểu là những thành quả, những sản phẩm của hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Những sản phẩm này là kết quả của quá trìn suy nghĩ, sáng tạo, vận dụng chất xám để tạo ra. Tài sản trí tuệ là một tài sản vô hình nhưng lại có giá trị vô cùng lớn và tạo ra những giá trị về vật chất và tinh thần to lớn, thúc đẩy sự phát triển nhanh và đem lại lợi thế cạnh tranh không nhỏ cho doanh nghiệp và người sở hữu nó. Tuy nhiên, tình trạng xâm phạm bản quyền, xâm phạm sở hữu trí tuệ đang ngày càng trở nên trầm trọng do lợi ích lớn từ những hành vi vi phạm này. Vậy pháp luật Việt Nam có những nội dung cơ bản nào về sở hữu trí tuệ, phải làm gì để bảo vệ tài sản trí tuệ của mình. Hãy cùng theo dõi qua bài viết sau, trong khuôn khổ của bài viết này chúng tôi sẽ tập trung vào quyền sở hữu công nghiệp.

Hình ảnh tư vấn luật sở hữu trí tuệ của công ty Luật Long Phan PMT
Tư vấn luật sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Sở hũu các tài sản trí tuệ thường được gọi là sở hữu trí tuệ.  Đây  là  quyền  được  pháp  luật  ghi  nhận  và  bảo  hộ. Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 thì Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm : quyển tác giả và quyển liên quan đến quyển tác giả, quyển sở hữu công nghiệp và quyển đôi với giông cây trồng. Cụ thể như sau:

  • Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
  • Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
  • Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
  • Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
  • Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.

 Như vậy, Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền đối với những sản phẩm sáng tạo nói trên.

Khi nào quyền sở hữu trí tuệ được phát sinh, xác lập?

Hình ảnh về quyền sở hữu trí tuệ của Công ty Luật Long Phan PMT
Xác lập quyền sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ là một loại quyền của con người, quyền này được phát sinh, xác lập, chấm dứt khi có những căn cứ nhất định do pháp luật quy định. Theo quy định của pháp luật hiện hành, quyền sở hữu trí tuệ phát sinh khi có những căn cứ sau đây:

Thứ nhất, Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Thứ hai, Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

Thứ ba, quyền sở hữu công nghiệp được được phát sinh, xác lập tương ứng với từng đối tượng cụ thể như sau:

  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;
  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
  • Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

Thứ tư, Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này.

Như vậy, thấy được rằng quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh phát sinh một cách tự động, không phụ thuộc vào việc đăng ký, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ. Quyền sơ hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ hoặc được công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền bảo hộ được xác lập trên cơ sở sử dụng. Theo đó, nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Điều kiện cấp bằng bảo hộ đối với quyền sở hữu công nghiệp

Theo quy định của pháp luật hiện hành, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là bảo hộ QSHCN được hiểu là việc nhà nước, bằng những quy định của pháp luật, xác lập QSHCN, xác định những hành vi bị coi là xâm phạm QSHCN và quy định những biện pháp xử lý những hành vi vi phạm đó. Như vậy, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm ba nội dung: Thứ nhất là ban hành các quy định của pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp; Thứ hai là cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp cho các chủ thể khác nhau khi đáp ứng các yêu cầu theo quy định (xác lập quyền); Thứ ba là bằng các phương thức, biện pháp khác nhau bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ văn bằng (bảo vệ quyền). Điều kiện cấp văn bằng bảo hộ đối với từng đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 như sau:

  • Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế (Điều 58): sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng được các điều kiện: có tính mới, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức giải pháp hữu ích nếu đáp ứng được các điều kiện sau: có tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp. Ngoài ra, sáng chế phải không thuộc đối tượng được quy định tại Điều 59 thì mới đủ điều kiện để được xem xét cấp bằng bảo hộ.
  • Điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp (Điều 63): tương tự như điều kiện bảo hộ đối với sáng chế, điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp cũng bảo gồm: tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp. Ngoài ra, kiểu dáng công nghiệp không phải không thuộc những trường hợp đước quy định tại Điều 64 Luật sở hữu trí tuệ.
  • Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí (Điều 68): Thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng được các điều kiện sau đây: có tính mới thương mại và có tính nguyên gốc. Ngoài ra, thiết kế bố trí phải không thuộc trường hợp được quy định tại Điều 69 Luật sở hữu trí tuệ.
  • Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu (Điều 73): Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc, Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Ngoài ra, nhãn hiệu phải không thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ.
  • Điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại: Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
  • Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý (Điều 79): Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng được các điều kiện sau: Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý, Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định. Ngoài ra, chỉ dẫn địa lý phải không thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 80 Luật sở hữu trí tuệ.

Quyền đăng ký sáng chế được dành cho các chủ thể được quy định tại Điều 86 đến Điều 88 Luật sở hữu trí tuệ.

Hiệu lực của văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu (sau đây gọi là chủ văn bằng bảo hộ); tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; đối tượng, phạm vi và thời hạn bảo hộ. Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ghi nhận tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tính chất đặc thù về điều kiện địa lý và khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, về hiệu lực về không gian thì văn bằng bảo hộ có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Hiệu lực về thời gian của văn bằng bảo hộ được quy định như sau:

Thứ nhất, Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.

Thứ hai, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.

Thứ ba, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.

Thứ tư, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:

  • Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;
  • Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
  • Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.

Thứ năm, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Thứ sáu, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.

Chủ sở hữu văn bằng bảo hộ được quyền gia hạn hiệu lực văn bằng theo quy định của pháp luật. Văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp có thể bị hủy bỏ hoặc chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95, 96 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009.

Thủ tục đăng ký cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

hình ảnh thủ tục đăng ký cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệucủa Công ty Luật Long Phan PMT
Các thủ tục liên quan đến cấp Văn bằng bảo hộ

Đầu tiên, người yêu cầu phải chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm có đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu. Đơn đăng ký được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ. Sau khi nhận đơn và hồ sơ thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định, quá trình thẩm định được thực hiện như sau:

  • Thẩm định hình thức

Đơn yêu cầu cấp Giáy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải được xét nghiệm hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không. Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ, thì Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ, số đơn hợp lệ, ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn.

Các yêu cầu của đơn hợp lệ gồm có: Các yêu cầu chung, các yêu cầu cụ thể về hình thức và yêu cầu về tính thống nhất của đơn sở hữu công nghiệp.

Thời hạn xét nghiệm hình thức là 01 tháng kể từ ngày đơn đến Cục Sở hữu Trí tuệ.

  • Công bố đơn

Các đơn nhãn hiệu hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Công báo này được ấn hành hàng tháng. Bất cứ ai có nhu cầu có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp bản in Công báo và phải trả tiền mua Công báo.

  • Thẩm định nội dung

Việc thẩm định nội dung được tiến hành khi đơn đã được chấp nhận là đơn hợp lệ và người nộp đơn đã nộp lệ phí xét nghiệm nội dung theo quy định. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu  là 06 tháng tính từ ngày công bố.

Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ là để xác định đối tượng nêu trong đơn có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ mà luật pháp quy định hay không.

  • Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Đăng bạ

Căn cứ vào kết quả thẩm định nội dung,nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho Người nộp đơn kết quả thẩm định và yêu cầu nộp lệ phí đăng bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, lệ phí công bố Văn bằng bảo hộ

Nếu Người nộp đơn nộp các lệ phí nêu trên, thì Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ cho Người nộp đơn, đăng bạ và công bố Văn bằng bảo hộ. Nếu Người nộp đơn không nộp lệ phí theo yêu cầu, thì đơn coi như bị rút bỏ.

Trên đây là phần tư vấn của Công ty Luật TNHH Long Phan PMT liên quan đến một số vấn đề cơ bản của Luật sở hữu trí tuệ. Nếu Quý bạn đọc có nhu cầu tư vấn, thực hiện các thủ tục đăng ký văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ hoặc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, hãy liên hệ Công ty Luật TNHH MTV Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời.

Bài viết nói về: Tư vấn Luật sở hữu trí tuệ - Nguồn trích dẫn từ: Luật Long Phan PMT



Read More

Xây dựng là một ngành kỹ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia. Bởi, nó tạo lập nên hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật là tiền đề cho mọi lĩnh vực khác phát triển. Hoạt động xây dựng rất đa dạng, mà thi công xây dựng là một giai đoạn thiết yếu trong toàn bộ quá trình ấy. Do đó, khi tiến hành thành lập dự án liên quan đến xây dựng các bên phải lập hợp đồng thi công xây dựng theo quy định. Tuy nhiên, vì nhiều lý do chủ quan cũng như khách quan mà tranh chấp về Hợp đồng xây dựng thường xuyên phát sinh, làm gián đoạn toàn bộ một công trình. Vì vậy, dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn, phân tích các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng.

Hình ảnh giải quyết tranh chấp Hợp đồng thi công xây dựng của Công ty Luật Long Phan PMT
Làm sao để giải quyết các tranh chấp đối với hợp đồng thi công xây dựng ?

Hợp đồng thi công xây dựng là gì? Hình thức và nội dung của Hợp đồng?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 140, khoản 1 Điều 138 Luật Xây dựng 2014 được hướng dẫn bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì Hợp đồng thi công xây dựng là một dạng của Hợp đồng xây dựng, được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Đương nhiên sự thỏa thuận này dựa trên nguyên tắc của giao dịch dân sự, các bên tự nguyện, thiện chí và tự do trong giao kết hợp đồng.

Tuy nhiên vì đặc thù một công trình xây dựng có khả năng ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác, quyền lợi công cộng mà Nhà nước bảo hộ vì vậy sự tự do thỏa thuận ở đây phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Về hình thức của hợp đồng thi công xây dựng phải được lập bằng văn bản. Mặc dù pháp luật không quy định hợp đồng này bắt buộc phải công chứng haychứng thực, tuy nhiên theo Điều 141 Luật Xây dựng 2014, được hướng dẫn bởi Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì nội dung của Hợp đồng thi xây dựng phải bao gồm:

  • Căn cứ pháp lý áp dụng.
  • Ngôn ngữ áp dụng;
  • Nội dung và khối lượng công việc;
  • Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
  • Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
  • Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
  • Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
  • Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
  • Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
  • Rủi ro và bất khả kháng;
  • Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
  • Các nội dung khác như bảo hiểm và bảo lãnh theo hợp đồng xây dựng, hợp đồng thầu phụ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thi công xây dựng

Hình ảnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng thi công xây dựng của Công ty Luật Long Phan PMT
Các bên trong hợp đồng xây dựng có quyền và nghĩa vụ gì?

Theo quy định tại mục 4 Chương 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, về nguyên tắc quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu và bên nhận thầu được thỏa thuận trong Hợp đồng. Tuy nhiên, pháp luật vẫn quy định quyền và nghĩa vụ của các bên nhằm đảm bảo cân bằng trách nhiệm thì thi công xây dựng công trình như sau:

  • Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu:

Thứ nhất, được tạm dừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu khắc phục hậu quả khi bên nhận thầu vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.

Thứ hai, kiểm tra chất lượng thực hiện công việc, cơ sở gia công chế tạo của bên nhận thầu nhưng không được làm cản trở hoạt động bình thường của bên nhận thầu.

Thứ ba, phải xin giấy phép xây dựng.

Thứ tư, bàn giao toàn bộ hoặc từng phần mặt bằng xây dựng cho bên nhận thầu quản lý, sử dụng phù hợp với tiến độ và các thỏa thuận của hợp đồng.

Thứ năm, cử và thông báo bằng văn bản cho bên nhận thầu về nhân lực chính tham gia quản lý thực hiện hợp đồng.

Thứ sáu,cung cấp kịp thời hồ sơ thiết kế và các tài liệu, phương tiện, máy và thiết bị có liên quan, vật tư theo thỏa thuận trong hợp đồng (nếu có) và quy định của pháp luật có liên quan.

Thứ bảy, thanh toán cho bên nhận thầu theo đúng tiến độ thanh toán trong hợp đồng. Thứ tám, tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình.

Thứ chín, kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ của bên nhận thầu. Và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

  • Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu:

Thứ nhất, được quyền đề xuất với bên giao thầu về khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng; từ chối thực hiện những công việc ngoài phạm vi của hợp đồng khi chưa được hai bên thống nhất và những yêu cầu trái pháp luật của bên giao thầu.

Thứ hai, được thay đổi các biện pháp thi công sau khi được bên giao thầu chấp thuận nhằm đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả công trình trên cơ sở giá hợp đồng đã ký kết.

Thứ ba, được quyền yêu cầu bên giao thầu thanh toán các khoản lãi vay do chậm thanh toán theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng; được quyền đòi bồi thường thiệt hại khi bên giao thầu chậm bàn giao mặt bằng và các thiệt hại khác do lỗi của bên giao thầu gây ra.

Thứ tư, cung cấp nhân lực, vật liệu, máy móc, thiết bị thi công và các điều kiện vật chất liên quan khác đủ số lượng và chủng loại theo hợp đồng; thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp bên nhận thầu thực hiện thiết kế bản vẽ thi công) để thực hiện các công việc theo nội dung hợp đồng đã ký kết.

Thứ năm, tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản tim, cốt, mốc giới công trình.

Thứ sáu, thi công xây dựng theo đúng thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.

Thứ bảy, ghi nhật ký thi công xây dựng công trình.

Thứ tám, thí nghiệm vật liệu, kiểm định thiết bị, sản phẩm xây dựng theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng.

Thứ chín, quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Những tranh chấp thường xuyên pháp sinh liên quan đến hoạt động thi công xây dựng

Các tranh tranh chấp liên quan đến Hợp đồng thi công xây dựng phổ biến trên thực tiễn như:

  • Tranh chấp do vi phạm tiến độ thanh toán theo hợp đồng.
  • Tranh chấp do không đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình.
  • Tranh chấp về phạt vi phạm trong hợp đồng thi công xây dựng.
  • Tranh chấp do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
  • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thi công xây dựng

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng

Hình ảnh về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng của Công ty Luật Long Phan PMT
Pháp luật quy định trình tự, tục giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng như thế nào ?

Theo quy định tại Điều 146 Luật Xây dựng 2014, được hướng dẫn bởi Điều 45 Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì quy đình giải quyết tranh chấp dựa trên hai nguyên tắc căn bản:

Thứ nhất, tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác;

Thứ hai, các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp. Theo đó, nếu các bên không tự thương lượng được thì có ba hình thức giải quyết, bao gồm: thông qua tổ chức hào giải; trọng tài thương mại, Tòa án nhân dân.

Trình tự, thủ tục mỗi hình thức về cơ bản được thực hiện như sau:

  • Đối với giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải được thực hiện theo khoản 2 Điều 46 Nghị định 37/2015/NĐ-CP. Các bên phải thỏa thuận giải quyết thông qua hòa giải được thực hiện bỏi cơ quan, tổ chức hoạt một số chuyên gia. Chi phí cho ban xử lý tranh chấp được tính trong giá hợp đồng xây dựng và do mỗi bên hợp đồng chịu một nửa, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  • Đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại sẽ được điều chỉnh bởi Luật Trọng tài thương mại 2010.

Bước thứ nhất, nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo với các nội dung như: ngày, tháng, năm; tên, địa chỉ; tóm tắt nội dung tranh chấp,…

Bước thứ hai, bị đơn nộp đơn bảo vệ trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo.

Bước thứ ba, thành lập hội đồng trọng tài bao gồm một hoặc nhiều trọng tài viên, nếu các bên không thỏa thuận thì gồm ba trọng tài viên.

Bước thứ tư, tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về phương hướng giải quyết tranh chấp.

Bước thứ năm, tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp. Bước sáu, hội đồng trọng tài ban hành phán quyết theo nguyên tắc đa số.

  • Đối với giải quyết bằng Tòa án nhân dân thì sẽ được điều chỉnh bởi Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Thứ nhất, đương sự nộp Đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp về Hợp đồng thi công xây dựng. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo thì người khởi kiện phải làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.

Thứ hai, Tòa án sẽ tiến hành xem xét Đơn khởi kiện, nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được Tòa án thụ lý.

Thứ ba, vụ án bước vào giai đoạn chuẩn bị xét xử và hòa giải. Tại giai đoạn này Tòa án sẽ mở phiên họp kiểm tra, giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải. Mục đích là để các đương sự tự thỏa thuận với nhau về hướng giải quyết vụ án và cung chấp chứng cứ cho các bên đương sự. Cuối cùng, Tòa án nhân dân sẽ ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm theo thủ tục chung.

Hợp đồng thi công xây dựng đóng vai trò là bản thỏa thuận giữa bên giao thầu và bên nhận thầu, đây là một văn bản quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Bởi nó ghi nhận các cam kết của các bên liên quan đến thi công công trình nhằm hoàn thành dự án đúng tiến độ. Khi phát sinh tranh chấp các bên có thể lựa chọn các hình thức tranh chấp sao cho đảm bảo được quyền lợi và giải quyết một cách nhanh nhất.

Trên đây là nội dung tư vấn về Giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng”. Trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc về nội dung bài viết hay cần hỗ trợ pháp luật, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Bài viết nói về: Giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng - Nguồn trích dẫn từ: Luật Long Phan PMT



Read More

Quan hệ pháp luật về sở hữu trí tuệ có những đặc trưng riêng biệt khiến việc bảo hộ chúng không giống như việc bảo hộ quyền sở hữu đối với các tài sản thông thường khác. Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa hết sức to lớn về mặt pháp lý và kinh tế. Riêng đối với nhãn hiệu, việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền nhằm bảo vệ chủ sở hữu nhãn hiệu, bảo vệ người tiêu dùng và là cơ sở khi phát sinh tranh chấp. Việc đăng ký bảo hộ được tiến hành như thế nào? Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ về vấn đề này.

Hình ảnh dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu độc quyền tại TP. HCM của Công ty Luật Long Phan PMT
Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ – Nhãn hiệu độc quyền

Tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Hiện nay, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đang dần giữ vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt đối với các nhãn hiệu lớn. Vì:

Thứ nhất, việc đăng ký giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu nhãn hiệu, đặc biệt trước tình trạng sản xuất hàng giả, hàng nhái diễn ra tràn lan như hiện nay. Trong nền kinh tế thị trường cùng xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa, cạnh tranh hiệu quả là điều mà mọi chủ thể kinh doanh luôn hướng đến để tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, không phải chủ thể nào cũng thực hiện cạnh tranh một cách lành mạnh mà có nhiều trường hợp lợi dụng danh tiếng của nhãn hiệu lớn cũng như chủ sở hữu sản phẩm này, việc này ảnh hưởng trực tiếp đến các chủ thể cạnh tranh lành mạnh. Đặc biệt đối với các hàng hóa, dịch vụ có chất lượng và có tiềm lực lớn. Đăng ký nhãn hiệu góp phần giúp bảo vệ quyền lợi, uy tín của chủ sở hữu nhãn hiệu cũng như hàng hóa, dịch vụ.

Thứ hai, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu còn góp phần bảo vệ người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể lựa chọn được chính xác hàng hóa và chất lượng hàng hóa mình mong muốn, phù hợp với nhu cầu thị hiếu. Ngoài ra, còn tạo niềm tin và thái độ tích cực cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn và sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Thứ ba, việc đăng ký bảo hộ còn tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh. Khi nhãn hiệu được bảo hộ, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ yên tâm đầu tư sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm kinh doanh có hiệu quả và tối đa hóa lợi nhuận. Buộc các chủ thế kinh doanh khác cũng đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ vào kinh doanh nhằm tạo ra nhiều sự khác biệt trong sản phẩm, thu hút khách hàng. Đồng thời, tạo ra nhiều ưu đãi và lợi ích cho người tiêu dùng. Sự cạnh tranh lành mạnh góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, làm đa dạng hóa hàng hóa, dịch vụ. Theo đó, kéo theo sự phát triển của nền kinh tế.

Thư tư, đăng ký bảo hộ nhãn hộ còn là cơ sở để giải quyết tranh chấp. Bằng bảo hộ là một chứng cứ quan trọng bảo vệ chủ sở hữu, nếu chủ thể tranh chấp không có bằng bảo hộ thì phải có nghĩa vụ chứng minh yêu cầu của mình là hợp pháp.

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Hình ảnh Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Công ty Luật Long Phan PMT
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu phải thực hiện những thủ tục gì ?

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhìn chung tương tự thủ tục đăng ký các quyền sở hữu công nghiệp khác.

Về cơ quan tiếp nhận đơn đăng ký:Đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam, nước ngoài thường trú tại Việt Nam hoặc có trụ sở tại Việt Nam, nộp đơn trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc thông qua đại diện sở hữu công nghiệp. Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài không có cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam thì nộp đơn thông qua đại diện sở hữu công nghiệp.

Về nguyên tắc, Việt Nam áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được quy định tại Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 (viết tắt là Luật Sở hữu trí tuệ). Cụ thể, trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Đơn đăng ký bao gồm các tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hộ được quy định tại Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm:

  • 03 tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu quy định), trong đó có mẫu nhẫu hiệu, danh mục hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận (nếu là nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận).
  • Các tài liệu khác chứng minh quyền đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ hay quyền ứu tiên theo Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có. Nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm. Nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Hàng hóa, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thỏa ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.

Quy trình xử lý đơn đăng ký

Hình ảnh Quy trình xử lý Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Công ty Luật Long Phan PMT
Những quy trình cơ quan nhà nước xử lý đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận đơn của cá nhân, tổ chức khi đủ điều kiện luật định (tờ khai đăng ký và các chứng từ nộp lệ phí). Một đơn đăng ký thông trình sẽ trải qua các bước:

  • Thẩm định về hình thức đơn đăng ký (Điêu 109 Luật Sở hữu trí tuệ) để đánh giá tính hợp lệ của đơn về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,… Đơn thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn.
  • Thẩm định về nội dung đơn (Điều 114 Luật Sở hữu trí tuệ) để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời hạn thẩm định về nội dung không quá chín tháng đối với nhãn hiệu.

Để đăng ký bảo hộ một nhãn hiệu, thông thường phải mất từ 12-18 tháng kể từ ngày nộp đơn hợp lệ. Trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn hoặc thực hiện thủ tục đăng ký một cách nhanh chóng, đúng quy định của pháp luật, vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT để được hướng dẫn chi tiết.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Quý khách hàng muốn được tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT.

Bài viết nói về: Dịch Vụ Đăng Ký Sở Hữu Trí Tuệ – Nhãn Hiệu Độc Quyền Tại TP. Hồ Chí Minh - Nguồn trích dẫn từ: Luật Long Phan PMT



Read More

Câu chuyện “Kẹo dừa Bến Tre thắng kiện tại Trung Quốc” là một bài học thú vị về bảo vệ thương hiệu của mỗi doanh nghiệp Việt Nam. Những năm gần đây câu chuyện về thương hiệu của Việt Nam bị xâm phạm ở nước ngoài hay các thương hiệu nổi tiếng khác trong nước bị xâm phạm trên chính thị trường Việt Nam không còn là chuyện xa lạ. Vấn đề xâm phạm thương hiệu không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp mà nó còn ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến uy tín của doanh nghiệp, làm đánh mất niềm tin của khách hàng. Vì vậy, tìm ra cách thức giải quyết tranh chấp về thương hiệu, nhãn hiệu có ý nghĩa vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp.

Quy định chung về thương hiệu, nhãn hiệu.
Quy định chung về thương hiệu, nhãn hiệu.

Thương hiệu, nhãn hiệu của các doanh nghiệp là gì?

Về mặt ngôn ngữ pháp lý, trong các văn bản pháp luật của Việt Nam về sở hữu trí tuệ không đề cập đến khái niệm thương hiệu. Trên thực tế thương hiệu của một công ty, doanh nghiệp là tên gọi mà mọi người thường sử dụng dùng để chỉ nhãn hiệu của công ty, doanh nghiệp đó theo đúng khái niệm được sử dụng trong pháp luật sở hữu trí tuệ. Cũng có thể hiểu khái niệm thương hiệu rộng hơn nhãn hiệu và nó còn bao hàm các yếu tố khác liên quan đến hình ảnh, uy tín, niềm tin của khách hàng dành cho sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp. Ngoài ra, thương hiệu cũng được nhắc đến như là cách đề cập đến các nhãn hiệu nổi tiếng trên thị trường.

Theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung bởi Luật số 36/2009/QH12 văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013 (sau đây gọi là Luật Sở hữu trí tuệ) thì nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Trong đó các các loại nhãn hiệu như sau:

  • Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
  • Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu?

Nhãn hiệu và bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.
Nhãn hiệu và bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
  • Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác..

Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu theo quy định tại Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ:

  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.
  • Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.

Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó. Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 103/2006/NĐ-CP thì  người nộp đơn và mọi tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định hoặc thông báo liên quan đến việc xử lý Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp ban hành có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc khởi kiện ra toà án theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan.

Quyền khiếu nại chỉ được thực hiện trong thời hiệu sau đây, không kể thời gian có trở ngại khách quan khiến người khiếu nại không thể thực hiện được quyền khiếu nại:

  • Thời hiệu khiếu nại lần đầu là chín mươi ngày, kể từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định hoặc thông báo về việc xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp;
  • Thời hiệu khiếu nại lần thứ hai là ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu quy định tại khoản 5 Điều này mà khiếu nại đó không được giải quyết hoặc tính từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền tài sản sau đây:

  • Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
  • Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
  • Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp.

Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ, các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
  • Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
  • Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Các biện pháp bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu và phương thức giải quyết tranh chấp?

Bảo vệ nhãn hiệu và phương thức giải quyết tranh chấp.
Bảo vệ nhãn hiệu và phương thức giải quyết tranh chấp.

Theo quy định tại Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

  • Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
  • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ được xác định như sau

  • Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Tòa án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
  • Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
  • Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Ủy ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
  • Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.

Trong trường hợp khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết thì thẩm quyền của Tòa án được xác định như sau:

  • Vì đây là tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp, nên chủ yếu là các bên có hoạt động thương mại và mục đích lợi nhuận tranh chấp với nhau, do đó tranh chấp được xác định là vụ án kinh doanh, thương mại theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 BLTTDS 2015. Khi đó thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015.

Ngoài ra, những tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Trong trường hợp khởi kiện yêu cầu Trọng tài thương mại giải quyết thì thẩm quyền của được xác định như sau:

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010 gồm:

  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Trong trường hợp này các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài vì đây là tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp, nên chủ yếu là các bên có hoạt động thương mại và mục đích lợi nhuận tranh chấp với nhau. Sau khi xảy ra tranh chấp, các bên có quyền thỏa thuận với nhau lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu công ty giải quyết như thế nào? Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Qúy khách hàng muốn được tư vấn trực tiếp, v vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH MTV Long Phan PMT để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn!

Bài viết nói về: Tranh Chấp Nhãn Hiệu, Thương Hiệu Công Ty Giải Quyết Như Thế Nào? - Nguồn trích dẫn từ: Luật Long Phan PMT



Read More

Bảo hộ sở hữu trí tuệ là một đòn bẩy giúp phát triển kinh tế, song việc bảo hộ quá nhiều hay quá lâu có thể kìm hãm sự phát triển không chỉ riêng khu vực sản phẩm trí tuệ được bảo hộ mà còn ảnh hưởng đến sự tiến bộ của nhân loại. Xuất phát từ tính vô hình của sản phẩm sở hữu trí tuệ nên việc bảo hộ trong lĩnh vực này cũng có những đặc trưng nhất định. Nguyên tắc sở hữu hợp lý (trong tiếng anh gọi là fair use) là một nguyên tắc cơ bản trong việc bảo hộ các sản phẩm sở hữu trí tuệ. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ những những nét tiêu biểu nhất của nguyên tắc này.

Hình ảnh Nguyên tắc sử dụng hợp lý trong bảo hộ sở hữu trí tuệ của công ty Luật Long Phan PMT
Fair Use trong sở hữu trí tuệ là gì?

Học thuyết sử dụng hợp lý

Nguyên tắc sử dụng hợp lý trong tiếng anh còn gọi là fair use. Đây là một nguyên tắc cơ bản trong pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Học thuyết sử dụng hợp lý ghi nhận rằng việc áp dụng cứng nhắc các luật sở hữu trí tuệ (luật bản quyền) trong một số trường hợp nhất định là không hợp lý hoặc có thể kiềm chế sự sáng tạo hay ngăn người khác tạo tác phẩm gốc một cách không phù hợp. Điều đó sẽ gây tổn hại cho công chúng. Vì thế, học thuyết cho phép mọi người sử dụng tác phẩm có bản quyền của người khác mà không cần được phép trong một số trường hợp nhất định. Các ví dụ phổ biến bao gồm: chỉ trích, bình luận, báo cáo tin tức, bài giảng, học bổng và nghiên cứu.

Hiện nay, không có một quy định pháp luật nào ở Việt Nam thể hiện thế nào là nguyên tắc sử dụng hợp lý. Tuy nhiên, thông thường, có 04 yếu tố để xem xét việc sử dụng một sản phẩm sở hữu trí tuệ có bản quyền có hợp lý không, cụ thể:

  • Mục đích và đặc điểm của việc sử dụng. Mục đích sử dụng có mang bản chất thương mại hay phi thương mại. Việc sử dụng có chuyển đổi hay thay đổi tác phẩm gốc bằng cách thêm ý nghĩa, ngữ cảnh hoặc từ ngữ mới không. Việc sử dụng ảnh thời trang để thảo luận về mức độ chỉnh sửa ở bức ảnh đó có nhiều khả năng là sử dụng hợp lý hơn nếu sử dụng ảnh mà không bình luận. Tác phẩm nhại lại có thể là trường hợp sử dụng hợp lý nếu bắt chước tác phẩm theo cách phê phán hoặc bình luận về tác phẩm gốc. Việc sử dụng có mang tính thương mại hay hoàn toàn cá nhân hay không? Việc sử dụng mang tính thương mại hoặc lợi nhuận ít có khả năng được coi là sử dụng hợp lý.
  • Bản chất của tác phẩm có bản quyền. Việc sử dụng các tác phẩm thực sự nhằm hướng dẫn hoặc là cơ sở dữ liệu có nhiều khả năng là sử dụng hợp lý hơn so với việc sử dụng các tác phẩm mang tính sáng tạo cao như thơ hoặc phim khoa học viễn tưởng.
  • Số lượng và phần thực chất được sử dụng so với toàn bộ tác phẩm có bản quyền. Việc sử dụng các phần nhỏ của tác phẩm có bản quyền có nhiều khả năng là sử dụng hợp lý hơn so với việc sao chép toàn bộ tác phẩm. Tuy nhiên, ngay cả khi sử dụng một phần nhỏ, nếu phần được sử dụng là đoạn quan trọng nhất, “trọng tâm” của tác phẩm, thì việc sử dụng đó ít có khả năng được coi là hợp lý.
  • Ảnh hưởng của việc sử dụng trên thị trường tiềm năng hoặc giá trị của tác phẩm có bản quyền. Việc sử dụng có thay thế tác phẩm gốc đến mức mọi người dừng mua hoặc xem tác phẩm có bản quyền không? Nếu có, hành động này ít có khả năng là sử dụng hợp lý.

Mối quan hệ giữa nguyên tắc cân bằng lợi ích và học thuyết Sử dụng hợp lý

Hình ảnh nguyên tắc cân bằng lợi ích và học thuyết Sử dụng hợp lý của Công ty Luật Long Phan PMT
Nguyên tắc cân bằng lợi ích và học thuyết sử dụng hợp lý có mối quan hệ gì với nhau ?

Theo triết học của Locke, bất cứ tài sản gì là thành quả lao động của người nào thì người đó có quyền sở hữu. Tuy nhiên, lý thuyết trên không hoàn toàn thích hợp với loại tài sản vô hình – sản phẩm đặc trưng của lao động bằng trí tuệ. Xét trong mối quan hện giữa việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và kinh tế, có thể thấy bảo hộ quyền sở hữu có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và xã hội. Không thể phủ nhận những đóng góp vô cùng to lớn của sản phẩm trí tuệ đối với sự phát triển của nhân loại, tuy nhiên, không thể chối bỏ rằng, ở một góc độ nào đó, quyền sở hữu trí tuệ sẽ ảnh hưởng theo hướng tiêu cực đối với xã hội. Khi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có thể dẫn đến tình trạng độc quyền. Việc độc quyền sẽ dẫn đến tăng các chi phí giao dịch trong xã hội – chi phí của những người muốn sở hữu hay sử dụng các sản phẩm trí tuệ này. Khi đó, các chủ thể độc quyền sẽ đẩy giá thành sản phẩm lên cao, khiến người tiêu dùng phải chịu thiệt hại (họ phải trả tiền cho sản phẩm với giá thành đôi khi cao hơn lợi ích mà họ có thể thu được từ sản phẩm đó). Các nhà kinh tế không phải không thấy được điều này, song họ xem đây là những ảnh hưởng ngắn hạn – là cái giá phải trả cho những lợi ích dài hạn. Lợi ích dài hạn của sở hữu trí tuệ là việc tăng năng suất lao động trên các cơ chế khuyến khích sáng tạo. Xuất phát từ tính sáng tạo đặc trưng của sản phẩm sở hữu trí tuệ mà sản phẩm này được rất chú trọng bởi lẽ sáng tạo là động lực của sự phát triển.

Bản chất của nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích xã hội là sự dung hoà quyền lợi giữa các bên nhằm tạo ra điều kiện tồn tại và phát triển cho chính các bên, cao hơn nữa là thúc đẩy sự phát triển của văn học, khoa học và kỹ thuật. Mỗi bên sẽ phải hi sinh một phần quyền lợi của mình để hướng tới lợi ích chung lớn hơn mà sâu xa hơn chính là tạo ra một xã hội phát triển bền vững, công bằng và bình đẳng.

Để thực hiện nguyên tắc cân bằng lợi ích, luật pháp về quyền sở hữu trí tuệ của quốc tế và của nhiều nước đã tạo nên một số quy định thường được gọi là “fair use” – quyền của mọi người sử dụng tài liệu có bản quyền không phải xin phép, không phải trả nhuận bút, thu lao trong một số trường hợp. Một trong những lĩnh vực thể hiện rất rõ nguyên tắc này là những quy định về sao chép tác phẩm. Như vậy, sử dụng một cách hợp lý sản phẩm sở hữu trí tuệ trong pháp luật sở hữu trí tuệ nhằm cân bằng lợi ích của chủ thể sở hữu và xã hội.

Quy định pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về nguyên tắc cân bằng lợi ích

Hình ảnh Quy định của pháp luật Việt Nam về nguyên tắc cân bằng lợi ích của Công ty Luật Long Phan PMT
Nguyên tắc cân bằng lợi ích được quy định như thế nào ?

Mặc dù quyền sở hữu trí tuệ là độc quyền, song đây không hẳn là một sự độc quyền mang tính tuyệt đối. Phạm vi và thời hạn bảo hộ của chủ thể quyền sở hữu trí bị pháp luật hạn chế, cụ thể tại Khoản 1 Điều 7 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 (viết tắt là Luật Sở hữu trí tuệ) các chủ thể quyền này chỉ được thực hiện quyền quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật này. Ngoài ra, Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan. Không những thế, Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ. 

Để đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích của chủ sở hữu cũng như của cộng đồng xã hội, pháp luật quy định Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh. Chính vì vậy mà độc quyền của tác giả chỉ được bảo hộ trong một thời gian nhất định, sau thời gian đó tác phẩm sẽ thuộc quyền khai thác tự do của công chúng. Các đối tượng sở hữu công nghiệp cũng bị giới hạn về thời hạn bảo hộ.

Một trong những điểm thể hiện rất rõ nội dung của nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ SHTT và lợi ích của xã hội là quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, trả thù lao. Vấn đề này được quy định trong các điều ước quốc tế về quyền tác giả và trong pháp luật các nước. Ví dụ, Công ước Berne – điều ước quốc tế đa phương đầu tiên về quyền tác giả cũng quy định trong những trường hợp nhất định quốc gia thành viên có quyền quy định việc sao chép, trích dẫn, in lại, phát sóng lại….với mức độ phù hợp với thông lệ, không nhằm mục đích kinh doanh và không xâm hại tới việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây thiệt hại bất hợp lý cho những quyền lợi hợp pháp của tác giả thì việc sử dụng đó không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm trong những trường hợp này phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm được sử dụng. Tuy nhiên, Công ước Berne chỉ quy định nguyên tắc chung về các trường hợp sử dụng tác phẩm mà không cần xin phép, không cần trả tiền còn các quốc gia thành viên được quyền quy định cụ thể vấn đề này trong pháp luật quốc gia.

Tại Việt Nam, các trường hợp sử dụng tác phẩm không cần xin phép, không cần trả tiền được kiệt kê trong Khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ. Các trường hợp đó gồm:

  • Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
  • Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
  • Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
  • Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
  • Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
  • Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
  • Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
  • Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
  • Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
  • Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

Tuy nhiên, việc sử dụng trong các trường hợp trên không được áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình và chương trình máy tính. Việc sử dụng cũng phải đáp ứng điều kiện là không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc xuất xứ của tác phẩm.

Các trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền được quy định trong các điều ước quốc tế. Ví dụ, Điều 11bis Công ước Berne cho phép pháp luật quốc gia thành viên có quyền quy định việc sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng thì không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền. Tuỳ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở mỗi nước mà quốc gia thành viên có quy định khác nhau về vấn đề này. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm trong trường hợp này phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm, đảm bảo sự toàn vẹn của tác phẩm.

Ngoài ra, Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ cũng ghi nhận trường hợp tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào sử dụng tác phẩm không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật. Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về nguyên tắc sở hữu hợp lý trong sở hữu trí tuệ. Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Quý khách hàng muốn được tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan.

Bài viết nói về: Nguyên tắc sử dụng hợp lý – Fair Use trong Sở hữu trí tuệ - Nguồn trích dẫn từ: Luật Long Phan PMT



Read More

Đối với một quốc gia giàu có bề dày văn hóa – lịch sử lâu đời như Việt Nam, việc phát triển và hội nhập thế giới luôn đi kèm với việc giữ gìn những văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Với chủ trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hiện nay dù trong việc cưới hỏi bắt đầu học tập vài nét của phương Tây nhưng một số tập tục như lễ dạm ngõ, lễ hỏi và lễ cưới vẫn được giữ gìn. Khi nhắc đến kết hôn, thông thường người ta sẽ chuần bị quà cưới (phổ biến nhất hiện nay là tiền mừng) nhằm chúc mừng đôi vợ chồng mới cưới. Tuy nhiên, khi ly hôn, có nhiều trường hợp vợ chồng tranh chấp về vấn đề quà cưới. Khi đó sẽ giải quyết như thế nào? Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ về vấn đề này.

Hình ảnh Hướng dẫn giải quyết tranh chấp quà cưới khi ly hôn Công ty Luật Long Phan PMT
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp quà cưới khi ly hôn

Tập tục mừng quà cưới

Chuẩn bị quà cưới cho con cái là suy nghĩ chung của các bậc cha mẹ ở Việt Nam hiện nay. Theo quan niệm cũ, nhiều người cho rằng, khi cô dâu mới về nhà chồng cần có một chút tài sản gọi là của hồi hôn, vừa dành để tiết kiệm chi tiêu sau này, vừa để nhà chồng coi trọng. Vì vậy nhiều gia đình nhà gái vì muốn con gái “có giá” trong mắt nhà trai nên phải lo liệu những món đồ giá trị như tiền bạc, vàng, trang sức để dành tặng cô dâu làm của hồi môn. Trước kia, của hồi môn thường chỉ món quà vật chất mà gia đình nhà gái tặng cô dâu, nhưng sau này, có thể hiểu chung đó là những món đồ giá trị mà cha mẹ hai bên trao tặng cô dâu trong lễ đón dâu.

Ngoài ra, theo quan niệm của dân gian, khi một đôi vợ chồng cưới nhau thì nhất thiết phải làm thủ tục đãi tiệc cưới nhằm công bố cho mọi người xung quanh biết về vợ/chồng sắp cưới và xác định một cách rộng rãi quan hệ vợ chồng của đôi vợ chồng. Thông thường, hiện nay, người dân Việt Nam luôn có một thói quen đi mừng tiền cưới thay vì quà cưới vì nhiều lý do.

Tuy với ý nghĩa khác nhau nhưng đều là món quà cho đôi trẻ, mong các con có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, sắc son, đầy đủ, sung túc.

Tài sản chung của vợ chồng

Điều 213 Bộ luật Dân sự 2015 quy định sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Do không thể biết được số tài sản của mình trong số tài sản chung nên vợ và chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung đó. Đồng thời phần quyền, nghĩa vụ của cả vợ và chồng là ngang nhau. Do đó, đối với tài sản chung thì một bên vợ hoặc chồng không có quyền tự ý chuyển nhượng tài sản này cho người khác. Ngoài ra, việc sở hữu chung sẽ chấm dứt nếu có sự phân chia tài sản và tài sản này sẽ trở thành tài sản riêng của từng người. Yếu tố có thể phân chia trong sở hữu chung hợp nhất có thể hiểu khi có thỏa thuận hoặc bản án của Tòa án thì khối tài sản chung này vẫn có phân chia.

Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định rằng Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.  Ngoài ra, trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Quà cưới là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng

Hình ảnh quà cưới là tài sản chung hay tài sản riêng của Công ty Luật Long Phan PMT
Luật quy định quà cưới là tài sản chung hay riêng?

Quan hệ hôn nhân và gia đình là một quan hệ xã hội phức tạp vì có sự đan xen giữa yếu tố pháp lý và tình cảm. Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Như vậy, quan hệ vợ chồng không tự nhiên chấm dứt, nếu muốn chấm dứt quan hệ vợ chồng thì phải có bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án. Đối với một vụ việc dân sự liên quan đến hôn nhân thường có 3 yêu cầu cần được giải quyết: Quan hệ hôn nhân, con cái và tài sản chung. Tương tự, khi có yêu cầu ly hôn, tài sản là một trong những yêu cầu chính mà các bên phải thỏa thuận hoặc Tòa án phải giải quyết.

Vì quà cưới cha mẹ các bên đã cho đôi vợ chồng nên thuộc về tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, việc xác định quà cưới là tài sản chung hay riêng của vợ chồng không hề dễ dàng. Xét các quy định của pháp luật hiện nay thì không có một quy định nào thể hiện một cách cụ thể của hồi môn là tài sản chung hay riêng của vợ chồng. Điều này phụ thuộc vào việc xét xử của từng Tòa và chứng minh của một trong hai bên vợ chồng.

Trên cơ sở quy định của pháp luật, xét thời điểm được cho thì vợ chồng đã đăng ký kết hôn chưa? Tài sản được cho riêng hay cho chung cho vợ chồng để xác định loại tài sản của vợ chồng. Đối với trường hợp đăng ký kết hôn trước khi tổ chức đám cưới và tài sản được cho hai vợ chồng thì là tài sản chung của vợ chồng. Còn nếu tài sản được cho riêng một vợ/chồng thì đó là tài sản riêng nếu chứng minh được (đây là nghĩa vụ quan trọng trong việc xác minh tài sản là riêng của vợ/chồng). Trường hợp đăng ký kết hôn sau khi cưới, khi mẹ chồng trao vàng cưới cho con dâu, cô dâu, chú rể lúc đó vẫn chưa là vợ chồng chính thức trên pháp luật thì quà cưới đó thuộc về tài sản riêng của cô dâu nếu như mẹ chồng nói là tặng riêng con dâu. Nhưng phần lớn cha mẹ thường nói tặng quà cho cả hai vợ chồng để tránh những vấn đề không hay xảy ra sau này.

Tuy nhiên, trên thực tế, ý nghĩa của quà cưới là nhằm chúc phúc đôi vợ chồng. Nghĩa là khi xác định mối quan hệ vợ chồng thì mới có quà cưới. Do đó, theo quan điểm của chúng tôi nên xem xét là tài sản chung của vợ chồng.

Thủ tục giải quyết khi xảy ra tranh chấp

Hình ảnh về thủ tục giải quyết tranh chấp quà cưới khi ly hôn của Công ty Luật Long Phan PMT
Giải quyết tranh chấp quà cưới khi ly hôn cần thực hiện các thủ tục gì ?

Thông thường, các tranh chấp về tài sản sau khi ly của vợ chồng sẽ do vợ chồng tự thỏa thuận phân chia. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì có thể cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền tranh chấp quà cưới khi ly hôn của vợ chồng. Để có thể yêu cầu Tòa án giải quyết, trước hết, một bên vợ/chồng phải gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án. Tòa án có trách nhiệm cấp ngay cho anh giấy xác nhận đã nhận đơn. Sau khi xem xét đơn khởi kiện, nếu đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán sẽ gửi người khởi kiện thông báo đóng tạm ứng án phí giải quyết vụ án. Khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán thụ lý vụ án. Theo đó, vụ án sẽ được giải quyết theo đúng trình tự của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về việc giải quyết tranh chấp về quà cưới khi ly hôn của vợ chồng. Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Quý khách hàng muốn được tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT.

Bài viết nói về: Tranh Chấp Quà Cưới Khi Ly Hôn Được Giải Quyết Như Thế Nào? - Nguồn trích dẫn từ: Luật Long Phan PMT



Read More

Giàn giáo là thiết bị chuyên dụng trong lĩnh vực xây dựng, có mặt ở đại đa số các công trình. Cùng với số lượng công trình ngày một tăng như hiện nay, nhu cầu đối với việc sử dụng giàn giáo của các nhà thầu là không thể thiếu. Trong quá trình sử dụng giàn giáo vào mục đích phục vụ việc xây dựng công trình, có thể xảy ra các tình huống không ngờ như chất lượng giàn giáo xuống cấp, rơi giàn giáo,… nhà thầu không tiếp tục thanh toán tiền thuê. Những vấn đề này có thể dẫn đến tranh chấp liên quan đến hợp đồng này. Vậy làm sao để giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng thuê giàn giáo xây dựng?

Hình ảnh giải quyết tranh chấp Hợp đồng thuê giàn giáo xây dựng Công ty Luật Long Phan PMT
Hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê giàn giáo xây dựng

Quy định của pháp luật về hợp đồng cho thuê giàn giáo xây dựng

Hợp đồng cho thuê thiết bị xây dựng, trong đó có hợp đồng cho thuê giàn giáo là một loại hợp đồng cho thuê tài sản. Vì vậy, ngoài việc áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng cho thuê tài sản, hợp đồng cho thuê giàn giáo xây dựng còn áp dụng các quy định của luật chuyên ngành – như Luật Xây dựng 2014 – để xem xét các quy định về loại hợp đồng này. Bởi, giàn giáo xây dựng là một loại tài sản đặc biệt, có những đặc thù nhất định.

Theo quy định của pháp luật xây dựng, một hợp đồng xây dựng có những nội dung cơ bản sau:

  • Căn cứ pháp lý áp dụng;
  • Ngôn ngữ áp dụng;
  • Nội dung và khối lượng công việc;
  • Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
  • Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
  • Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
  • Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
  • Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
  • Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
  • Rủi ro và bất khả kháng;       
  • Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
  • Các nội dung khác.

Từ những nội dung cơ bản trên kết hợp cùng với các quy định của Bộ luật dân sự 2015, các bên trong hợp đồng có thể bàn bạc, thỏa thuận với nhau để có thể soạn ra một hợp đồng cho thuê giàn giáo phù hợp với nhu cầu, khả năng của mỗi bên.

Theo quy định của Luật Xây dựng 2014, trước khi các bên thực hiện ký kết hợp đồng xây dựng thì phải đảm bảo xác nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng. Cụ thể các quy tắc này dược quy định tại khoản 2 Điều 138 như sau:

  • Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
  • Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
  • Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
  • Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thoả thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Tranh chấp liên quan đến hợp đồng cho thuê giàn giáo

Đối với tất cả các giao dịch luôn luôn tồn tại những rủi ro trong đó. Và trong hợp đồng thuê dàn giáo xây dựng cũng vậy. Các tranh chấp liên quan đến hợp đồng thuê giàn giáo xây dựng phổ biến hiện nay gồm:

  • Tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại do giàn giáo rơi; do tài sản thuê bị giảm sút, mất cắp,…
  • Tranh chấp liên quan đến bên thứ ba như nhà thầu, chủ đầu tư, người lao động, …
  • Tranh chấp phát sinh do các sự kiện bất khả kháng gây ra: mưa, bão, thiên tai,..
  • Tranh chấp liên quan đến việc thanh toán hợp đồng,…

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp

Hình ảnh hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê giàn giáo Công ty Luật Long Phan PMT
Làm sao để giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê giàn giáo

Đối với những tranh chấp liên quan đến hợp đồng thuộc lĩnh vực dân sự thì thương lượng, hòa giải, giải quyết tranh chấp theo con đường thỏa thuận giữa các bên tranh chấp luôn là biện giải giải quyết được ưu tiên áp dụng. Bởi các chi phí để giải quyết tại Tòa án không hề rẻ. Chỉ khi các bên không thể tự giải quyết với nhau bằng con đường thương lượng thì khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp mới là lựa chọn cuối cùng. Thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án sẽ áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để giải quyết. Cụ thể là:

Đầu tiên, người nộp đơn cần phải xác định thẩm quyền để nộp đúng Tòa án có thẩm quyền. Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền của Tòa án bao gồm: thẩm quyền theo vụ việc, thẩm quyền theo cấp và thẩm quyền theo lãnh thổ. Do đó xác định được cả ba thẩm quyền trên của Tòa chính là bước đầu tiên trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.

  • Thẩm quyền giải quyết theo vụ việc của tòa án: Tranh chấp liên quan đến hợp đồng thuê dàn giáo có thể là một tranh chấp về hợp đồng dân sự hoặc là tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Căn cứ theo khoản 3, khoản 6 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, những tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
  • Thẩm quyền theo cấp của tòa án: Theo điểm a khoản 1 Điều 37, điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê dàn giáo là Tòa án nhân dân cấp huyện.
  • Thẩm quyền theo lãnh thổ: Các bên trong tranh chấp căn cứ theo quy định tại Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để xác định cụ thể tòa án nơi nào có thẩm quyền giải quyết, là tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc, hay là tòa án nơi tranh chấp phát sinh,….

Sau khi đã xác định được Tòa án có thẩm quyền, ta phải soạn đơn khởi kiện để nộp Tòa yêu cầu giải quyết. Theo Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đơn khởi kiện phải có những nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm và địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày…tháng…năm…)
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện: nếu là tòa án cấp huyện thì ghi rõ tòa án huyện gì, thuộc tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương nào, và địa chỉ của tòa án đó.
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân. Nếu bên khởi kiện là tổ chức thì ghi rõ địa chỉ trụ sở; số điện thoại, và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân. Đối với tổ chức thì ghi rõ địa chỉ trụ sở; số điện thoại, và địa chỉ thư điện tử (nếu có), và cũng ghi rõ người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó.
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân, nếu bên bị kiện là tổ chức thì ghi rõ địa chỉ trụ sở; số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
  • Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì cũng cung cấp thông tin tương tự như trên.
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Nếu có người làm chứng thì ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người làm chứng;
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

Khi Tòa án đã nhận được đơn khởi kiện cùng các tài liệu chứng cứ liên quan, Tòa sẽ lập biên nhận nhận tài liệu và yêu cầu người nộp đơn đợi vài ngày để Tòa án thụ lý giải quyết. Theo Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng phí và sau đó Thẩm phán sẽ thụ lý vụ án.

Trên đây là bài viết Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê giàn giáo xây dựng. Công ty Luật Long Phan tư vấn và tham gia giải quyết đối với tranh chấp này. Trong trường hợp cần hỗ trợ, xin hãy liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời.

Bài viết nói về: Hướng dẫn giải quyết hợp đồng tranh chấp thuê giàn giáo xây dựng - Nguồn trích dẫn từ: Luật Long Phan PMT



Read More

My maps