Tư vấn xác định tội danh và yếu tố đồng phạm theo luật hình sự
Xác định tội danh và yếu tố đồng
phạm là một
trong những bước quan trọng trong quá trình điều tra, truy
tố, xét xử. Làm tốt việc này sẽ xác định khung hình phạt và các yếu
tố gỡ tội, qua đó bảo vệ lợi ích,
danh dự cho thân chủ. Để biết người phạm tội thuộc trường hợp nào, cũng như
tìm ra đồng phạm, kính mời Quý bạn đọc dành ít phút tham khảo bài viết dưới đây
của chúng tôi.
Trong một số trường hợp, người phạm
tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự
Định tội danh và khung hình phạt
Mức phạt được xác định dựa trên dấu
hiệu phạm tội và cấu thành tội phạm
Dấu hiệu phạm tội
Dấu hiệu phạm tội
là một trong các căn cứ để xác định tội
danh và tổng hợp hình phạt cho người bị buộc tội, bao gồm:
1. Tính có lỗi:
Lỗi
là thái độ tâm lý chủ quan của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội
mà họ thực hiện và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra, thể hiện dưới dạng cố
ý và vô ý. (Điều 10 và Điều BLHS 2015)
2. Tính nguy hiểm
cho xã hội:
Một trong những đặc trưng cơ bản của tội phạm, được quy định
tại khoản 1 Điều 8 và Điều 9 Bộ luật
Hình sự 2015 (BLHS 2015).
Đối tượng mà tội phạm xâm phạm đến bao gồm:
●
Độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc
●
Chế độ chính trị, chế độ kinh
tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội Quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người
●
Quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân Xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà
theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự
3. Tính trái pháp
luật hình sự:
● Tính trái pháp luật hình sự cũng là
dấu hiệu đặc biệt quan trọng, được quy định tại Điều 7 và Điều 8 Bộ luật Hình
sự.
● Những hành vi được coi là trái pháp
luật cũng đồng thời là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật
Hình sự.
● Tính trái pháp luật là căn cứ để đảm
bảo quyền lợi của công dân, tránh việc xử lý tùy tiện.
● Tính trái pháp luật hình sự và tính
nguy hiểm cho xã hội là hai dấu hiệu có mối quan hệ biện chứng với nhau, theo
đó tính trái pháp luật hình sự là dấu hiệu về mặt hình thức pháp lý phản ánh
tính nguy hiểm cho xã hội.
4. Tính phải chịu
hình phạt
● Tính phải chịu hình phạt là dấu hiệu
kèm theo của dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự.
Theo đó, chỉ có hành vi phạm
tội mới phải chịu hình phạt, không có tội phạm thì có hình phạt.
● Tính nguy hiểm cho xã hội và tính
trái pháp luật hình sự là cơ sở để cụ thể hóa tính phải chịu hình phạt, tính
nguy hiểm cho xã hội càng lớn thì hình phạt càng cao.
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Cách xác định mức án
tù trong vụ án hình sự
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Chuẩn bị phạm tội nhưng không thực
hiện nữa có thể được miễn trách nhiệm hình sự
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực
hiện tội phạm, dù không có gì ngăn cản đến cùng. Ví dụ như chuẩn bị hành vi cố
ý gây thương tích, nhưng trên đường tới hiện trường thì không còn ý định đánh
nhau nữa.
Người tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách
nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu
tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về
tội này. (Điều 16 Bộ luật này)
Các tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng
Các tình tiết giảm nhẹ khiến cho thân chủ được giảm nhẹ hình phạt, được hưởng án treo hoặc miễn trách nhiệm hình sự.
Khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 liệt kê 24 tình tiết giảm nhẹ gồm:
- Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại
và khắc phục hậu quả
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng
- Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng
- Người phạm tội tự thú
- Các trường hợp khác liệt kê tại
khoản này.
Lưu ý: Tòa án có thể xem đầu thú hoặc các
tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ (khoản 2 Điều 51 BLHS 2015).
Tình tiết tăng nặng chính là các căn cứ xác định tội danh
nặng hơn, khiến cho người phạm tội bị tăng nặng hình phạt (ví dụ án tù lâu hơn,
hoặc tù có thời hạn chuyển sang tù chung thân, v.v.).
Khoản 1 Điều 52 Bộ luật này liệt kê 15 trường hợp được xem
là tình tiết tăng nặng:
- Phạm tội có tổ chức
- Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội
- Phạm tội có tính chất côn đồ
- Các căn cứ khác tại khoản này.
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Mẫu đơn xin giảm nhẹ
hình phạt
>>>>> Một số tình tiết giảm
nhẹ cụ thể thường gặp đối với tội buôn lậu
>>>>> Say xỉn lái xe gây tai
nạn thì bao nhiêu năm tù? Các tình tiết giảm nhẹ cho tội danh
Yếu tố đồng phạm và mức hình phạt
●
Đồng
phạm là trường hợp có hai người trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm. (theo
khoản 1 Điều 17 BLHS 2015). Mỗi người đóng vai trò khác nhau trong vụ án, bao gồm: người thực hành, người
tổ chức, người xúi giục và người
giúp sức.
● Hình phạt với mỗi người
là khác nhau, căn cứ vào tính chất của đồng phạm tính chất và mức độ tham gia
phạm tội của từng người đồng phạm (theo điều 58 BLHS 2015).
● Các tình tiết giảm nhẹ,
tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ
áp dụng đối với người đó.
Cần làm gì khi bị phạm tội theo quy định tại
BLHS 2015
Thành khẩn khai báo, tự nguyện khắc phục hậu quả
Theo quy
định của BLHS 2015, việc thành khẩn khai báo, tự nguyện khắc phục hậu quả là
căn cứ để được giảm án. Ví dụ như: Hoàn trả tài sản đã lừa đảo, chiếm
đoạt; tự nguyện bồi thường tổn thất cho bị hại, v.v.
Các yếu tố giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khác
●
Nhân
thân tốt, phạm tội lần đầu, v.v. cũng là những tình tiết để giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự cho người phạm tội.
●
Trong
vụ án làm giả sổ đỏ gần đây tại Long An, các bị cáo được giảm án do có hoàn
cảnh khó khăn, người thân của 02 trong 03 bị cáo là người có công với cách
mạng.
●
Đây
là các chi tiết quan trọng, có thể sử dụng để cứu vớt thân chủ trong quá trình
tố tụng.
Vai trò của luật sư trong vụ án hình sự
Việc có luật sư bào chữa giúp cho người phạm tội được bảo
vệ, hơn nữa tránh được oan, sai. Trên thực tế, có rất nhiều vụ án, bị cáo đáng
lẽ phải chịu mức án rất nặng, có thể là tử hình, nhưng với sự giúp sức của luật
sư, mức án đã được giảm nhẹ rất nhiều. Trong quá trình chấp hành án, phạm nhân
có thể được tha tù trước thời hạn nếu cải tạo tốt.
Trong quá trình hành nghề, luật sư:
●
Nghiên cứu hồ sơ vụ án, phân tích và lọc ra các chứng cứ, tài liệu
liên quan có lợi cho thân chủ;
●
Tiếp xúc và trao đổi với người bị buộc tội;
●
Thu thập các chứng cứ đắt giá cho việc bào chữa;
●
Làm việc với cơ quan điều tra, Tòa án, v.v
●
Tham gia tranh tụng tại Tòa án
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Thủ tục nhờ luật sư
bào chữa trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản
>>>>> Hướng dẫn viết đơn mời
luật sư bào chữa
Như vậy, qua bài viết trên, chúng
tôi đã tư vấn cho bạn đọc cách xác định mình phạm tội gì và có yếu tố đồng phạm
không. Trong trường hợp cần luật sư hình sự bảo vệ, vui lòng liên hệ chúng tôi
qua số Hotline: 1900.63.63.87 để
được hỗ trợ miễn phí.
Trân trọng./
Mô tả: Quy định về xác định tội
danh, yếu tố đồng phạm và căn cứ để được hưởng “tình tiết giảm nhẹ”. Dịch vụ
luật sư hình sự nhanh chóng, chất lượng.
Kết nối với Luật Long
Phan PMT qua:
blogger.com: https://luatlongphan.blogspot.com/
Facebook (Page): https://www.facebook.com/luatlongphan
Instagram: https://www.instagram.com/luatlongphanpmt/
tumblr.com: https://luatlongphan.tumblr.com/
Twitter: https://twitter.com/luatlongphan
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC3a1PTRx40llWJXe5bY7iuA
Company Linkedin: https://www.linkedin.com/company/luatlongphan
flickr.com: https://www.flickr.com/people/luatlongphan/
Linkedin: https://www.linkedin.com/in/luatlongphan/
Pinterest: https://www.pinterest.com/luatlongphan/
0 comments
Đăng nhận xét