Read More
Read More
Read More


THÔNG TIN LIÊN HỆ

24/7 PHONE:

0908 748 368

ĐỊA CHỈ:

Tầng 1, Số 50/6 Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

GIỜ LÀM VIỆC:

Thứ 2 đến Thứ 7 – 8:00am to 5:30pm

EMAIL:

info@luatlongphan.vn




Read More

CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT

TẬN TÂM - HIỆU QUẢ - UY TÍN


LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Kinh tế đất nước ngày càng phát triển, theo đó, sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động của các cá nhân, tổ chức sẽ ngày càng chặt chẽ hơn.

Năm 2016, Luật sư Phan Mạnh Thăng thành lập Công ty Tư vấn Long Phan. Đến năm 2019, đổi tên thành Công ty Luật Long Phan PMT hoạt động cho đến hôm nay.

Trải qua hơn 03 năm thành lập và hoạt động, Công ty Luật Long Phan PMT đã có những bước phát triển không ngừng về chiều sâu chất lượng dịch vụ dưới mô hình Công ty Luật, hoạt động trong mọi lĩnh vực tư vấn pháp lý và trực tiếp giải quyết các tranh chấp pháp lý. Công ty Luật Long Phan PMT ngày càng tự tin trong công cuộc “Mang tới niềm tin cho khách hàng” dưới sự điều hành của Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng, với tinh thần thượng tôn pháp luật, lấy chữ tín lên hàng đầu, luôn xem đạo đức nghề nghiệp và đạo đức xã hội là điều cốt lõi để duy trì thương hiệu Long Phan PMT. 

Chúng tôi xây dựng được hệ thống khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trên nhiều tỉnh thành trên toàn quốc và tự hào đồng hành góp phần mang lại những giá trị gia tăng cho các khách hàng của mình.

LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

Long Phan PMT cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở đa dạng các lĩnh vực với 03 mảng dịch vụ chính: tham gia tố tụng, dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên, và giải quyết các loại giấy phép.

TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH

Long Phan PMT hướng đến trở thành một Công ty Luật uy tín hàng đầu Việt Nam, một địa chỉ đáng tin cậy của mọi cá nhân, tổ chức.


TẠI SAO CHỌN CHÚNG TÔI

Công ty Luật Long Phan PMT là nơi hòa quyện sự năng động trong sức trẻ và bản lĩnh kinh nghiệm, là nơi tập hợp của nhiều cử nhân, luật sư trẻ được đào tạo bài bản trong môi trường chuyên nghiệp.

Công ty Luật Long Phan PMT đã và đang lan rộng mạng lưới liên kết của mình không chỉ với những luật sư trong cùng khu vực mà đến những luật sư ở mọi miền đất nước, trên nhiều lĩnh vực khác nhau đang cùng hoạt động trong lĩnh vực pháp luật như văn phòng công chứng, văn phòng thừa phát lại, doanh nghiệp thuế – kiểm toán – tài chính và các cơ quan ngôn luận. Việc hình thành mạng lưới liên kết nhằm phục vụ các yêu cầu Quý khách hàng một cách nhanh chóng và kịp thời, đem lại sự hài lòng cũng như niềm tin của Quý khách hàng với Công ty.

Hỗ trợ khách hàng tối đa: mọi yêu cầu cũng như thắc mắc cần được giải đáp sẽ được đội ngũ nhân viên tư vấn và hỗ trợ trong khả năng có thể để đem đến sự hài lòng của khách hàng. Sau khi đã nhận được tư vấn giải đáp nhưng vẫn chưa hài lòng hay còn băn khoăn, đừng ngần ngại mà liên hệ lại với chúng tôi.

Định hướng hoạt động dựa trên uy tín: Xây dựng được uy tín, lấy được lòng tin, sự tín nhiệm của khách hàng là điều mà chúng tôi luôn ghi nhớ và làm theo. Sống vì chữ tín mà chết cũng vì chữ tín.
Read More
Hiện nay, Nhà nước ta công nhận tư cách tôn giáo cho mười hai tôn giáo khác nhau nên các cơ sở, trụ sở tôn giáo mọc lên ngày càng nhiều. Nắm bắt được tình hình này, Luật Đất đai 2013 đã có những quy định riêng điều chỉnh đất tôn giáo bao gồm việc sử dụng đất, những quyền lợi và hạn chế đối với người sử dụng đất tôn giáo. Vậy, khi có tranh chấp đất tôn giáo xảy ra thì quy trình giải quyết tranh chấp như thế nào? Liệu có sự khác nhau giữa quy trình giải quyết tranh chấp đất tôn giáo so với các tranh chấp thông thường khác.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất tôn giáo
Quy trình giải quyết tranh chấp đất tôn giáo

Đất tôn giáo là gì?

Căn cứ theo Điều 7, Điều 10, Điều 54, Điều 159, Điều 169 Luật Đất đai 2013 quy định về đất tôn giáo gồm những đặc điểm sau:
  • Đất tôn giáo (đất cơ sở tôn giáo) thuộc nhóm đất phi nông nghiệp;
  • Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động;
  • Đất cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định;
  • Người đứng đầu cơ sở tôn giáo đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất.
Cần lưu ý rằng đối với đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được xem là đất tín ngưỡng theo quy định tại Điều 160 Luật Đất đai 2013. Tức không phải là đất tôn giáo.

Quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo sử dụng đất

Căn cứ Điều 181 Luật Đất đai 2013, cơ sở tôn giáo sử dụng đất tôn giáo có những quyền và nghĩa vụ sau:
Về quyền:
  • Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
  • Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
  • Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
  • Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
  • Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Về nghĩa vụ:
Quy trình giải quyết tranh chấp đất tôn giáo
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo sử dụng đất tôn giáo
  • Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.
  • Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
  • Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.
  • Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.
Lưu ý: Cơ sở tôn giáo sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Các loại tranh chấp đất tôn giáo?

Do sự phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội mà sự phát triển cơ sở tôn giáo cũng ngày càng tăng nên nhu cầu sử dụng đất để xây cơ sở tôn giáo ngày càng nhiều mà đất đai thì ngày càng hạn hẹp dẫn đến giá trị đất ngày càng tăng cao. Do vậy mà tranh chấp đất tôn giáo ngày càng phức tạp, phổ biến là các dạng tranh chấp sau:
  • Tranh chấp đòi lại đất đã cho thuê, cho mượn, đòi lại đất bị lấn chiếm;
  • Tranh chấp quyền về lối đi chung;
  • Tranh chấp đòi lại tài sản trên đất (nhà, công trình xây dựng) đã cho Chính quyền, cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức khác mượn trong thời gian dài trước đây hoặc gần đây;
  • Tranh chấp đất đai giữa các cơ sở tôn giáo với nhau; …

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Khi có tranh chấp xảy ra, pháp luật Việt Nam khuyến khích các bên tự hòa giải, thương lượng và hòa giải cơ sở tại UBND xã (nơi có đất tranh chấp). Tuy nhiên, nếu không hòa giải được. Các bên tranh chấp có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp tỉnh, Thẩm quyền giải quyết tranh chấp là Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013.
Ngoài ra, khi tranh chấp đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành, các bên có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

Thủ tục giải quyết tranh chấp tại UBND tỉnh như thế nào?

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất tôn giáo
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất tôn giáo tại UBND tỉnh
Bước 1: Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất.
Bước 2: Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:
  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.
Bước 3: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Trình tự giải quyết tại Tòa án

Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định trình tự giải quyết tranh chấp đất gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Người có yêu cầu giải quyết tranh chấp nộp đơn khởi kiện tại TAND cấp huyện (nơi có đất tranh chấp). Đơn khởi kiện phải thể hiện quyền và lợi ích bị xâm phạm.
Bước 2: Sau khi hoàn tất hồ sơ khởi kiện, người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 3: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành thủ tục hòa giải và các thủ tục chuẩn bị xét xử
Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ thực hiện các thủ tục như lập hồ sơ vụ án; thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Tòa án và các bên đương sự được quyền sử dụng các biện pháp để làm rõ nội dung tranh chấp như xác minh, thu thập chứng cứ, lấy lời khai, đối chất, xem xét thẩm định tại chỗ, … theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Trong trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và ban hành bản án hoặc quyết định.
Trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai tôn giáo, các bên có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực theo thủ tục phúc thẩm.
Trên đây là những nội dung về “Tranh chấp đất đai tôn giáo quy trình giải quyết thế nào?”. Trong trường hợp Quý bạn đọc có thắc mắc hay có vấn đề cần tư vấn, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Công ty Luật TNHH MTV Long Phan PMT qua hotline: 0908 748 368. Xin chân thành cảm ơn!
Read More
Đất đai là một tài sản đặc biệt và vô cùng có giá trị, song song đó, đất đai cũng là tài sản dẫn đến nhiều tranh chấp nhất. Khi có tranh chấp xảy ra, để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong tranh chấp, họ sẽ đưa ra những chứng cứ chứng minh cho quyền sử dụng đất của họ. Một trong những giấy tờ quan trọng là “sổ đỏ”. Vậy, trong trường hợp đất không có sổ đỏ đang tranh chấp giải quyết như thế nào? Liệu “sổ đỏ” có là chứng cứ duy nhất chứng minh cho quyền sử dụng đất.

Tranh chấp đất đai là gì?
Giải quyết tranh chấp đất không có sổ đỏ

Tranh chấp đất đai là gì?

Theo Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai là  tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Từ quy định trên có thể thấy:
  • Tranh chấp đất đai là một khái niệm có nội hàm khá rộng, liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp trong quan hệ đất đai. Hay nói cách khác, tranh chấp đất đai là những mâu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình sử dụng đất.
  • Tranh chấp đất đai có thể là tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về ranh giới, mốc giới thửa đất, các hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất (như đặt cọc, hứa mua hứa bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất, …), tranh chấp thừa kế và chia di sản chung đối với tài sản là quyền sử dụng đất.
  • Cần lưu ý rằng tranh chấp đất đai là tranh chấp giữa các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân với nhau trên phần diện tích đất tranh chấp. Tranh chấp đất đai không bao gồm các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước. Nếu những quyết định, hành vi hành chính này xâm phạm đến quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà họ có yêu cầu giải quyết thì được xem là khiếu nại về đất đại hoặc khởi kiện hành chính theo Luật Tố tụng hành chính.

“Sổ đỏ” không phải là cơ sở duy nhất để giải quyết tranh chấp

Theo quy định của Luật Đất đai 2013 thì sổ đỏ (hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) là chứng thư pháp lý chứng minh cho việc sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất. Tuy nhiên, trong trường hợp người sử dụng đất không có sổ đỏ, họ có thể đưa ra những giấy tờ liên quan chứng minh cho việc sử dụng đất của mình, cụ thể là những giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 như sau:
  • Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  • Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
  • Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  • Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
  • Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (không có sổ đỏ và không có các giấy tờ khác theo Điều 100 Luật Đất đai 2013) thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:
Một là, chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai
“Sổ đỏ” không phải là cơ sở duy nhất để giải quyết tranh chấp đất đai
Hai là, thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
Ba là, sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
Bốn là, chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
Năm là, quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Trình tự giải quyết tranh chấp

Căn cứ theo Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định trình tự giải quyết tranh chấp đất đai gồm các bước chính sau:
Bước 1: Hòa giải tranh chấp đất đai
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Trong trường hợp các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về hòa giải thành hoặc hòa giải không thành.
Bước 2: Giải quyết tranh chấp đất đai
Trường hợp tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
Thứ nhất, tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
Thứ hai, tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
Hình thức 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
  • Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  • Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Lưu ý: Thời hiệu giải quyết tranh chấp lần hai và hiệu lực thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai

Giải quyết tranh chấp đất không có sổ đỏ
Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai
  • Sau khi nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu của người có thẩm quyền mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không đồng ý với quyết định giải quyết thì phải gửi đơn đề nghị giải quyết tranh chấp lần hai đến người có thẩm quyền. Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu hoặc không quá 45 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không có đơn gửi người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai lần hai thì quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu có hiệu lực thi hành.
  • Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần hai; đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn không quá 45 ngày thì quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần hai có hiệu lực thi hành.
Hình thức 2: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Quy trình khởi kiện được thực hiện lần lượt theo thứ tự sau:
Một là, người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp. Đơn khởi kiện phải đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Hai là, Sau khi hoàn tất hồ sơ khởi kiện, người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Ba là, Tòa án thụ lý vụ án và tiến hành thủ tục hòa giải.
Bốn là, trong trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và ban hành bản án hoặc quyết định.
Năm là, trong trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án, các bên có quyền kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực theo thủ tục phúc thẩm.

Mức án phí phải đóng là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về án phí xử lý tranh chấp đất đai như sau:
Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
  • Trường hợp Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch;
  • Trường hợp Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.
Đối với tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
  • Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và đều không có yêu cầu gì khác; nếu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì bên yêu cầu công nhận hợp đồng phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch; nếu Tòa án tuyên bố công nhận hợp đồng thì bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;
  • Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và có yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì ngoài việc chịu án phí không có giá ngạch, người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc bồi thường thiệt hại phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với giá trị tài sản phải thực hiện nghĩa vụ.
Trường hợp tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, một bên yêu cầu trả lại tiền, đặt cọc và phạt cọc, một bên chấp nhận trả số tiền cọc đã nhận và không chấp nhận phạt cọc, mà Tòa án chấp nhận phạt cọc thì bên không chấp nhận phạt cọc phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với phần phạt cọc. Trường hợp Tòa án không chấp nhận phạt cọc thì bên yêu cầu phạt cọc phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với phần phạt cọc.

Tranh chấp đất đai là gì?
Án phí xử lý tranh chấp đất đai

Hỗ trợ, tư vấn giải quyết tranh chấp

Tranh chấp đất đai là một vấn đề vô cùng khó khăn, có thể kể đến trường hợp nói trên là tranh chấp đất đai không có sổ đỏ. Để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp, mỗi bên tranh chấp phải đưa ra được chứng cứ chứng minh cho quyền sử dụng đất của mình. Bên cạnh đó, việc nắm bắt quy định của pháp luật là điều vô cùng cần thiết. Đến với Công ty Luật TNHH MTV Long Phan PMT, chuyên tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai trong mọi tình huống:
  • Tư vấn thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai, án phí tranh chấp đất đai
  • Tư vấn cách thu thập chứng cứ, đưa ra các phương án hòa giải tranh chấp đất đai
  • Soạn thảo đơn khởi kiện, đơn khiếu nại và nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại tới Cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ.
  • Cử luật sư nghiên cứu hồ sơ, soạn thảo bản luận cứ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong suốt quá trình tố tụng tại Tòa án
  • Nhận ủy quyền thay mặt khách hàng thực hiện công việc trong quy trình giải quyết tranh chấp đất đai từ cấp xã phường đến Tòa án, Thi hành án đến khi giải quyết xong vụ việc.
Trên đây là phần trình bày về vấn đề “Đất không có sổ đỏ đang tranh chấp giải quyết như thế nào?”. Trong trường hợp Quý bạn đọc có thắc mắc hay có vấn đề cần tư vấn, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Công ty Luật TNHH MTV Long Phan PMT qua hotline: 0908 748 368. Xin chân thành cảm ơn!
Read More
Trước đây, khi điều kiện còn khó khăn thì hầu hết các giao dịch liên quan đến đất đai đều được ghi nhận bằng giấy viết tay. Tuy nhiên, hiện nay đa số các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất đều phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực và các giao dịch bằng giấy viết tay có thể không được công nhận. Vậy thì khi có tranh chấp đất đai bằng giấy viết tay thì có được giải quyết hay không? Thông qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ phân tích, làm rõ vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai bằng giấy viết tay.


Giải quyết tranh chấp đất đai bằng giấy viết tay
Giao dịch đất đai bằng giấy viết tay

Giao dịch bằng giấy viết tay có giá trị pháp lý không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 119 BLDS 2015 dẫn chiếu tới khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, về nguyên tắc Hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 129, giao dịch về đất đai dù không được lập thành văn và có công chứng, chứng thực thì vẫn được Tòa án công nhận có hiệu lực, với điều kiện một hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch.

Giải quyết bằng thủ tục hành chính

Theo Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013 và mục 4, chương 7 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được quy định như sau:
Thứ nhất, các bên có thể tự hòa giải tranh chấp đất đai thông qua tự thỏa thuận, bàn bạc trên tinh thần tự nguyện, tôn trọng lợi ích của nhau. Nếu không hòa giải được thì đương sự có quyền nộp đơn lên Ủy ban cấp xã yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Sau khi nhận được đơn, Ủy ban cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, xác minh nguyên nhân và thu thập các tài liệu có liên quan. Sau đó phải thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp và tiến hành tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên và thành viên Hội đồng hòa giải. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Nếu một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn.
Thứ hai, nếu tranh chấp đã được hòa giải nhưng không thành thì đương sự có quyền nộp đơn lên Ủy ban cấp có thẩm quyền, hoặc Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để được giải quyết.
Chủ tịch Ủy ban cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết. Cơ quan này có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban ủy ban nhân dân cùng cấp.



Giải quyết tranh chấp đất đai bằng giấy viết tay
Giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường hành chính

Giải quyết thông qua Tòa án

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 186 BLTTDS 2015 thì cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố Hợp đồng bằng Giấy viết tay vô hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thứ hai, cá nhân, tổ chức làm đơn khởi kiện với nội dung theo Điều 189 BLTTDS 2015 gửi đến Tòa án có thẩm quyền.
Thứ ba, sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí và Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án.
Thứ tư, sau khi thụ lý vụ án Tòa án sẽ xem xét và chuẩn bị xét xử vụ án. Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ tiến hành phiên họp kiểm tra giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải. Sau đó, Tòa án sẽ ban hành các quyết định như công nhận hòa giải thành, tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án. Tuy nhiên, nếu vụ án không rơi vào trường hợp này thì Thẩm phán phải quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và ban hành bản án hoặc quyết định.
Trong trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án, các bên có quyền kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực theo thủ tục phúc thẩm.

Án phí xử lý tranh chấp

Căn cứ Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về án phí xử lý tranh chấp đất đai như sau:
Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
  • Trường hợp Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch;
  • Trường hợp Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.
Đối với tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:





Tranh chấp đất đai
Án phí giải quyết tranh chấp đất đai bằng giấy viết tay

  • Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và đều không có yêu cầu gì khác; nếu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì bên yêu cầu công nhận hợp đồng phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch; nếu Tòa án tuyên bố công nhận hợp đồng thì bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;
  • Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và có yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì ngoài việc chịu án phí không có giá ngạch, người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc bồi thường thiệt hại phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với giá trị tài sản phải thực hiện nghĩa vụ.
Trường hợp tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, một bên yêu cầu trả lại tiền, đặt cọc và phạt cọc, một bên chấp nhận trả số tiền cọc đã nhận và không chấp nhận phạt cọc, mà Tòa án chấp nhận phạt cọc thì bên không chấp nhận phạt cọc phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với phần phạt cọc. Trường hợp Tòa án không chấp nhận phạt cọc thì bên yêu cầu phạt cọc phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với phần phạt cọc.
Như vậy, hầu hết các giao dịch đất đai bằng giấy viết tay sẽ đương nhiên bị vô hiệu vì vi phạm hình thức mà luật định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, pháp luật vẫn công nhận hiệu lực của giấy viết tay. Khi xảy ra tranh chấp, cá nhân có thể thông qua con đường hành chính hoặc Tòa án nhằm giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền lợi của mình.
Trên đây là nội dung tư vấn về Luật giải quyết tranh chấp đất đai bằng giấy viết tay như thế nào?”. Trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc về nội dung bài viết hay cần hỗ trợ pháp luật, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline 0908 748 368 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Read More

My maps