Tự mình bào chữa trong vụ án hình sự là quyền của bị can, bị cáo nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tuy nhiên việc tự bào chữa cũng đem đến nhiều khó khăn cho bị can bị cáo. Vậy những khó khăn đó là gì, làm sao khắc phục điều đó, thủ tục thuê luật sư bào chữa như thế nào, bài viết này sẽ tư vấn cụ thể những vấn đề trên.
Tự bào chữa trong vụ án hình sự Quyền của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự
Theo Điều 60, Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, khi tham gia vụ án hình sự, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Để thực hiện quyền tự bào chữa của mình, bị can bị cáo có quyền:
Được biết nguyên nhân khởi tố; khởi tố với tộ danh gì; được giải thích về quyền và nghĩa vụ: để có thể đưa ra các chứng cứ để chứng minh mình vô tội, có quyền khiếu nại, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét lại …
Trình bày lời khai khi tham gia phiên đối chất, phiên tòa, đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu: giúp cơ quan điều tra tìm ra sự thật, chứng minh thêm cho lời khai của mình.
Được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định.
Những khó khăn bị can, bị cáo gặp phải khi tự mình bào chữa Vấn đề thuê luật sư bào chữa và tự bào chữa
Việc tự bào chữa của bị can, bị cáo thường gặp phải nhiều khó khăn:
Bị can, bị cáo bị tạm giam không thể chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, chứng cứ chứng minh cho lời khai của mình;
Không hiểu luật, không nắm vững thủ tục tố tụng hình sự dẫn đến bào chữa không tốt, quyền lợi của mình bị hạn chế;
Không nắm được hết quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo;
Các khó khăn khác tùy thuộc vào từng vụ việc cụ thể.
Những khó khăn gặp phải khi tự bào chữa có thể khắc phục được thông qua thủ tục nhờ luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo vì luật sư có kiến thức về pháp luật, không bị hạn chế về việc di chuyển tìm hiểu thông tin,… nên có thể giúp đỡ bị can, bị cáo rất tốt.
Chi phí thuê Luật sư bào chữa cho Bị can, bị cáo Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự Thủ tục thuê luật sư bào chữa
Căn cứ Điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
Để bị can, bị cáo muốn thuê luật sư bào chữa cần phải làm đơn mời luật sư bào chữa.
Nếu như không có đơn thì trong lần đầu tiên lấy lời khai người bị bắt, người bị tạm giữ, lần đầu tiên hỏi cung bị can, nếu có nhu cầu mời luật sư bào chữa, Điều tra viên hoặc Cán bộ điều sẽ hướng dẫn họ viết đơn nhờ người bào chữa.
Trong thời hạn từ 12-24 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ.
Trường hợp không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân của họ để nhờ luật sư bào chữa.
Trường hợp người đại diện hoặc người thân thích của những người nêu trên có đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền thông báo cho người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến.
Tham khảo thêm tại:
Chi phí thuê luật sư bào chữa
Khi thuê luật sư để bào chữa cho thân chủ, người có nhu cầu có thể thỏa thuận với luật sư về việc trả phí theo các cách:
Phí cố định là thực hiện thanh toán theo từng tiến độ giải quyết tranh chấp;
Phí kết quả là thanh toán theo mức độ kết quả mà luật sư thực hiện được.
Trên thực tế, tùy vào cụ thể, chi tiết, mức độ khó khăn của từng sự, vụ việc sẽ có mức phí thuê luật sư khác nhau.
Cam kết chất lượng dịch vụ
Trên cơ sở một đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cao trong pháp luật hình sự cũng như nắm vững thủ tục tố tụng hình sự, Long Phan PMT cam kết có thể đem đến cho Quý khách hàng chất lượng dịch vụ pháp lý tốt nhất, tận tâm với công việc:
Đại diện theo ủy quyền và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự;
Tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong các vụ án;
Bào chữa cho bị can, bị cáo trong toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp.
Công ty luật Long Phan PMT với tôn chỉ “ Uy tín-Tận tâm-Hiệu quả”, chúng tôi cam kết luôn đặt chữ “tín”lên hàng đầu, mang lại cho khách hàng sự an toàn tuyệt đối, nhất là đối với vấn đề bảo mật thông tin khách hàng.
Trên đây là bài viết về vấn đề tự bào chữa của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự của chúng tôi. Nếu bạn đọc có khó khăn, thắc mắc hoặc cần tư vấn các vấn đề liên quan tới pháp luật hình sự hoặc thủ tục hình sự thì quý bạn đọc hãy liên hệ ngay tới qua hotline 1900.63.63.87 trên website của chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.
Nguồn: Tự mình bào chữa trong vụ án hình sự có được không?
Tác giả: Hà Ngọc Tuyền
September 15, 2020 at 07:00AM
Tham khảo thêm các bài viết mới về: Tư vấn Luật Hình Sự Long Phan PMT
Khiếu nại quyết định hành chính không được giải quyết là tình huống pháp lý phát sinh do sự chậm trễ của cơ quan chức năng, làm tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi của người dân. Phải xử lý thế nào trong trường hợp này? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra chỉ dẫn pháp lý cho quý độc giả.
Làm gì khi cơ quan chức năng chậm trễ giải quyết khiếu nại Khiếu nại không được giải quyết xử lý như thế nào? Tiếp tục khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại
Điều 7 Luật Khiếu nại 2011 quy định:
Nếu quá thời hạn mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết thì người khiếu nại được khiếu nại tiếp lên Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án tại Tòa án;
Nếu quá thời hạn mà khiếu nại lần hai không được giải quyết thì người khiếu nại được quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án.
Chú ý, thời hạn tối đa giải quyết khiếu nại lần đầu và lần hai lần lượt là 45 ngày và 60 ngày.
>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn khiếu nại lần hai
>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn khởi kiện vụ án hành chính
Khởi kiện vụ án hành chính
Nộp đơn khởi kiện cho TAND có thẩm quyền, trong hồ sơ khởi kiện phải có văn bản lựa chọn Tòa án là cơ quan giải quyết tranh chấp.
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phân công 01 Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày được phân công, nếu hồ sơ khởi kiện hợp lệ thì Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết để nộp án phí.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và giao biên lai lại cho Tòa án.
Thẩm phán thụ lý vụ án vào ngày người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa là 06 tháng.
Lưu ý, thời hạn khởi kiện là 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại, quá thời hạn này thì mất quyền khởi kiện.
Sự giúp đỡ của Luật sư sẽ giúp vụ án được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả Luật sư hỗ trợ khách hàng khởi kiện vụ án hành chính
Theo yêu cầu của khách hàng, Luật sư có thể thực hiện những công việc dưới đây:
Tham vấn quy định của pháp luật về những vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp;
Hỗ trợ soạn thảo đơn từ, cố vấn cho khách hàng xuyên suốt quá trình giải quyết tranh chấp hành chính;
Tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng;
Đại diện theo ủy quyền, thay mặt khách hàng tham gia tố tụng tại Tòa án;
Thu thập chứng cứ, căn cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;
Tư vấn soạn thảo đơn khởi kiện liên quan đến quá trình giải quyết vụ án;
Hỗ trợ thực hiện thủ tục kháng cáo…
Sử dụng dịch vụ luật sư khởi kiện sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí Chi phí thuê luật sư khởi kiện vụ án hành chính
Phí cố định: Được các bên thỏa thuận ngay từ đầu sau khi Luật sư nghiên cứu xong hồ sơ và tình huống pháp lý cụ thể. Nếu phát sinh tình tiết mới ảnh hưởng đến quá trình giải quyết công việc thì các bên có thể thỏa thuận lại chi phí bằng phụ lục hợp đồng hoặc hợp đồng pháp lý mới.
Phí kết quả: Để đảm bảo tính nhanh chóng, hiệu quả khi sử dụng dịch vụ các bên có ký kết thêm hợp đồng hứa thưởng. Khách hàng chỉ phải thanh toán sau khi nhận được kết quả đúng như đã cam kết.
Chi phí dịch vụ không bao gồm các khoản thuế, phí mà người khởi kiện phải nộp theo quy định của pháp luật.
Mọi chi phí nêu trên đã được tính toán khả năng giảm trừ để đảm bảo tối đa lợi ích quyền và lợi ích cho khách hàng.
Cam kết chất lượng dịch vụ
Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiêm và chuyên viên pháp lý có trình đọ nghiệp vụ cao, chúng tôi cam kết có thể đem đến cho Quý khách hàng chất lượng dịch vụ pháp lý tốt nhất, tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của khách hàng theo quy định của pháp luật.
>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn khiếu nại hành vi không cấp sổ đỏ
>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn khiếu nại thu hồi đất
>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn khiếu nại đền bù đất
Trên đây là nội dung hướng dẫn khiếu kiện hành chính của chúng tôi. Nếu quyền lợi chính đáng của bạn đọc bị xâm phạm vì hành vi của cơ quan nhà ước vui lòng liên hệ ngay cho Luật sư hành chính và Luật sư khởi kiện qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.
Nguồn bài viết: Xem tài liệu online
Mẫu bản khai chứng thực chữ ký được sử dụng để chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản khi có người yêu cầu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu bản khai lời chứng trong những trường hợp cụ thể và những thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên.
Quy định pháp luật về chứng thực chữ ký
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
Sau khi chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
Không phải trường hợp nào cũng được yêu cầu công chứng, chứng thực chữ ký. Trong một số trường hợp tại Điều 25 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, công chứng viên không được thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực chữ ký, cụ thể là những trường hợp sau:
- Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
- Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.
- Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.
- Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 của Nghị định này hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, ngoài những trường hợp trên khi có yêu cầu chứng thực chữ ký, người thực hiện chứng thực chữ ký căn cứ vào lời chứng của người yêu cầu để chứng thực chữ ký. Đây là một nội dung bắt buộc phải có để có thể chứng thực chữ ký.
Biểu mẫu bản khai chứng thực chữ ký
Có thể dùng điểm chỉ thay cho chữ ký trong trường hợp không thể ký
Một số biểu mẫu bản khai chứng thực chữ ký:
- Lời chứng chứng thực chữ ký của một người trong một giấy tờ, văn bản;
- Lời chứng chứng thực chữ ký của nhiều người trong một giấy tờ, văn bản;
- Lời chứng chứng thực điểm chỉ;
- Lời chứng chứng thực trong trường hợp không thể ký, điểm chỉ được;
Một số lưu ý khi soạn mẫu bản khai chứng thực chữ ký
Khi soạn lời chứng chứng thực chữ ký cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Lời chứng phải ghi ngay phía dưới chữ ký được chứng.
- Trường hợp lời chứng được ghi tại tờ liền sau của trang có chữ ký thì phải đóng dấu giáp lai giữa giấy tờ, văn bản chứng thực chữ ký và trang ghi lời chứng.
- Trường hợp giấy tờ, văn bản có nhiều người ký thì phải chứng thực chữ ký của tất cả những người đã ký trong giấy tờ, văn bản đó.
- Khi chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài nên nộp kèm theo bản dịch ra tiếng Việt của giấy tờ, văn bản.
Thủ tục chứng thực chữ ký
Thủ tục chứng thực chữ ký đối với văn bản, giấy tờ được quy định tại Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cụ thể theo trình tự sau:
1. Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình xuất trình các giấy tờ sau đây:
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
- Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.
2. Nếu thấy đủ giấy tờ, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và không thuộc các trường hợp không được chứng thực thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:
- Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
- Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
- Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài hướng dẫn viết bản lời chứng, chứng thực chữ ký. Qúy bạn đọc nếu còn thắc mắc gì liên quan đến vấn đề trên hoặc gặp khó khăn trong quá trình soạn đơn vui lòng liên hệ hotline bên dưới để được tư vấn hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn./.
Có thể bạn quan tâm
Bài viết nói về: Mẫu bản khai chứng thực chữ ký
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT
July 02, 2020 at 01:00PM